Chuyển dòng đầu tư
“Sau khi Hoa Kỳ liệt chúng tôi vào danh sách như một mối đe dọa tiềm tàng liên quan tới việc phân phối sản phẩm của họ, chúng tôi đã chuyển các khoản đầu tư từ Mỹ sang Nga, tăng vốn đầu tư ban đầu vào Nga, mở rộng nhóm nghiên cứu Nga và tăng lương cho các chuyên gia Nga,” - người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi cho biết.
Con tốt trong trò chơi của hai cường quốc
Như ấn phẩm nhắc nhở, Huawei là nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, ngày nay, tập đoàn Trung Quốc đã trở thành “con tốt trong cuộc chơi của các cường quốc” là Hoa Kỳ và Trung Quốc, và phải đối mặt với những khó khăn đáng kể do Washington cố gắng ngăn chặn quyền tiếp cận các công nghệ của Mỹ, chẳng hạn như chất bán dẫn, vốn không được sản xuất ở Trung Quốc. Như một trong những đại diện của Huawei, ông Yu Chengdong đã lưu ý, công ty sắp bị mất nguồn cung cấp chip hiện đại giờ đây đang "tìm cách đối phó với lệnh cấm của Mỹ."
Học hỏi từ kẻ thù
Trong bài phát biểu của mình, ông Nhậm Chính Phi nhấn mạnh rằng để sống sót qua giai đoạn khó khăn, đứa con tinh thần của ông phải đi theo con đường “tự hoàn thiện và cởi mở”.
“Nếu bạn muốn thực sự mạnh mẽ, bạn phải học hỏi từ mọi người, kể cả kẻ thù của bạn,” - South China Morning Post trích lời doanh nhân.
Mặc dù, theo doanh nhân này, “một số chính trị gia Mỹ đang chỉ mong Huawei chết”, ông Nhậm Chính Phi đảm bảo rằng ông không có bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào đối với Hoa Kỳ.
“Dù thế nào đi nữa, chúng tôi sẽ không bao giờ ghét Hoa Kỳ. Tất cả những điều này chỉ là sáng kiến của một số chính trị gia, những người không đại diện cho tất cả các công ty, trường đại học và toàn xã hội Mỹ."
Các công ty Mỹ thua lỗ
South China Morning Post lưu ý rằng các nhà sản xuất chip của Mỹ cũng đã phải chịu đựng sự mất mát trong quan hệ đối tác với Huawei và nhiều doanh nghiệp, bao gồm cả Qualcomm, đang yêu cầu chính quyền cho phép họ bán sản phẩm cho các đối tác Trung Quốc.