Kinh nghiệm của Fukushima giúp nâng cao độ an toàn trong quá trình đóng cửa nhà máy điện hạt nhân

Các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Nghiên cứu Hạt nhân Quốc gia Nga MEPhI (NRNU MEPhI), cùng với các đồng nghiệp Nhật Bản sẽ phát triển các công nghệ đảm bảo an toàn trong quá trình đóng cửa nhà máy điện hạt nhân.
Sputnik

Nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản "Fukushima-1", tại cơ sở này vẫn tiếp tục các công việc nhằm khắc phục hậu quả của sự cố hạt nhân năm 2011, dịch vụ báo chí của trường đại học MEPhI cho biết.

Nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới của Nga bắt đầu vận hành

Phó giám đốc của Viện vật lý học và kỹ thuật hạt nhân thuộc Đại học MEPhI, ông Georgiy Tikhomirov cho biết, các nhà nghiên cứu của NRNU MEPhI cùng với các chuyên gia từ Viện công nghệ Tokyo (TIT) và Đại học Tokyo (Todai) sẽ phát triển các công nghệ và phương pháp xác định bản chất bức xạ và hạt nhân của chất corium.

Ông Tikhomirov nói với Sputnik: "Corium là vật liệu nóng chảy từ vùng hoạt trong lò phản ứng hạt nhân khi xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng tại nhà máy điện hạt nhân. Các công việc trong khuôn khổ khoản tài trợ chung sẽ được thực hiện cho đến tháng 12 năm 2020, nhưng, NRNU MEPhI và hai trường đại học Nhật Bản đều có ý định tiếp tục hợp tác trong các nghiên cứu chung".

Các nhà khóa học tham gia dự án đã hoàn thành đánh giá phân tích các tài liệu khoa học, kỹ thuật, và tiến hành nghiên cứu để nhận bằng sáng chế. Họ đã thu thập dữ liệu về thành phần và cấu trúc của chất corium và các mảnh nhiên liệu tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1, trình bày hình dáng hình học của những hạt tan chảy và tạo mô hình được chi tiết hóa của chất corium.

Nhật Bản cam đoan đảm bảo độ an toàn của nước xả vào biển từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima

Theo các nhà nghiên cứu, kết quả thu được sẽ giúp cải thiện phương pháp xác định đặc tính bức xạ của các mảnh corium và chứng minh độ an toàn bức xạ và hạt nhân của việc đặt chúng vào các thùng chứa đặc biệt để vận chuyển và lưu trữ.

Đại học NRNU MEPhI hợp tác với Viện Công nghệ Tokyo (TIT) từ năm 1993. Hai trường đại học tiến hành các cuộc nghiên cứu chung và trao đổi sinh viên và nghiên cứu sinh thực tập nghề nghiệp.

Các nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ khoản tài trợ của Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga cho dự án "Cải tiến các công nghệ đảm bảo an toàn bức xạ và hạt nhân trong quá trình đóng cửa cơ sở năng lượng hạt nhân dựa trên dữ liệu từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1".

Thảo luận