Đại dịch mãi mãi. Liệu một người có thể bị tái nhiễm COVID-19 không?

Mới đây các nhà dịch tễ học Trung Quốc nói về một bệnh nhân 33 tuổi hai lần bị nhiễm các chủng SARS-CoV-2 khác nhau trong vòng 4 tháng. Các nhà nghiên cứu Mỹ đang thảo luận về khả năng tái nhiễm của một bệnh nhân sau hai ngày. Sputnik tìm hiểu khả năng tái nhiễm coronavirus đến đâu?
Sputnik

Bảo vệ tạm thời

Cuối tháng 4, các bác sĩ Hàn Quốc thông báo về 263 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính trong vòng một hai tháng sau khi xuất viện, tức là sau khi họ bị nhiễm COVID-19.

Chuyên gia Hàn Quốc giải thích tại sao việc đeo khẩu trang quan trọng trong đời sống hàng ngày

Chính các nhà dịch tễ học giải thích sự cố này là do sự thiếu chính xác của hệ thống xét nghiệm. Người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc, Oh Myion-dong, lưu ý kết quả của nhiều lần phân tích không cho thấy virus chính thức, mà là các mảnh của chúng còn lại trong biểu mô. Hơn nữa, vào thời điểm này đã có bằng chứng cho thấy SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong cơ thể người từ một đến hai tháng sau khi hồi phục.

Một tháng sau, các nhà khoa học Trung Quốc cho biết bệnh nhân không tái nhiễm - ít nhất là ngay sau khi khỏi bệnh. Không thể lây nhiễm thứ phát cho khỉ rhesus với SARS-CoV-2. Các con vật được bảo vệ bằng khả năng miễn dịch có được.

Các nhà nghiên cứu sau đó không nói được kháng thể tồn tại trong cơ thể người bao lâu. Và các chuyên gia WHO đã thận trọng lưu ý những người đã nhiễm COVID-19 không miễn nhiễm với nhiễm trùng thứ cấp.

Nhiễm virus hai lần

Trong 6 tháng xảy ra đại dịch, không có một trường hợp nào được xác nhận tái nhiễm SARS-CoV-2. Và vào ngày 24 tháng 8, các nhà vi sinh vật học Đại học Hồng Kông nói về một bệnh nhân 33 tuổi bị nhiễm coronavirus hai lần, cách nhau bốn tháng rưỡi.

Vắc xin ngừa coronavirus có thể kém hiệu quả hơn đối với những người thừa cân

Đầu tiên, anh ta nhiễm chủng SARS-CoV-2 Châu Á ở Hồng Kông, sau đó — coronavirus chủng châu Âu ở Tây Ban Nha. Các nhà nghiên cứu có trên tay cả hai mẫu bệnh phẩm của nạn nhân và có thể so sánh bộ gen của các mầm bệnh. Sự khác biệt chính giữa chúng tập trung vào phần ORF8.

Theo dữ liệu mới nhất, thực tế chủng vi rút hơi khác nhau  một mặt giúp chúng ẩn náu khỏi hệ thống miễn dịch, mặt khác, làm cho diễn biến bệnh lý dễ dàng hơn.

Thật vậy, lần thứ hai người này không có triệu chứng — người ta phát hiện ra chỉ sau khi anh ta phải xét nghiệm PCR khi trở về từ Tây Ban Nha. Bệnh nhân phải nhập viện một lần nữa, và các xét nghiệm xác nhận sự hiện diện của SARS-CoV-2 trong cơ thể.

Ba ngày sau, một thông tin tương tự đến từ Mỹ. Ở đó, một người đàn ông 25 tuổi nhiễm COVID-19 2 lần với khoảng cách thời gian 48 ngày. Và không may mắn như bệnh nhân Hồng Kông, lần thứ hai bệnh tiến triển nặng hơn nhiều, phải thở máy.

Phân tích bộ gen của mầm bệnh được phân lập từ cả hai lần nhiễm bệnh cho thấy chúng thuộc cùng một nhánh C20, phổ biến ở bang Nevada, nơi bệnh nhân sinh sống. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt nhỏ trong DNA của các mầm bệnh. Theo ghi nhận của các nhà khoa học, trường hợp này cho thấy các kháng thể không tồn tại lâu như chúng ta mong muốn, và không đảm bảo khả năng bảo vệ.

Vấn đề tiếp nối vấn đề

Tất cả những điều này không phải là nguyên nhân gây ra hoảng loạn. Rốt cuộc, chúng ta có thể nói về sự suy giảm khả năng miễn dịch ở bệnh nhân, hoặc về một sai lầm tầm thường gặp khi sử dụng hệ thống xét nghiệm, một số chuyên gia đã cùng nói với Sputnik về vấn đề này.

Nhà dịch tễ học: phiên bản mới về sự xuất hiện của COVID-19 cần phải được xác minh
"Tái nhiễm chắc chắn có thể xảy ra ở những người có vấn đề về miễn dịch, bị suy giảm miễn dịch nguyên phát và thứ cấp, ví dụ, liệu pháp ức chế miễn dịch - đặc biệt là cấy ghép các cơ quan nội tạng. Ngoài ra, với các bệnh tự miễn và tự viêm - viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, lupus phát ban đỏ, nơi phản ứng miễn dịch bị ức chế có chủ ý. Ở những bệnh nhân như vậy, khi nhiễm SARS-CoV-2, việc sản xuất kháng thể bị chặn lại. Do đó, họ sẽ phát bệnh mỗi khi gặp vi rút. Nhưng rất ít người bị như vậy", - Alexander Gorelov - Phó Giám đốc phụ trách khoa học của Viện Nghiên cứu Dịch tễ Trung ương Rospotrebnadzor, viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm Nga, nói với Sputnik.

Với tư cách là người đứng đầu phòng thí nghiệm kỹ thuật gen MIPT, nhà virus học Pavel Volchkov nói rõ hơn trong cuộc trò chuyện với Sputnik là các sai sót khoa học không bị loại trừ.

"Theo thống kê toàn cầu, phòng thí nghiệm trung bình cho kết quả sai số trong khoảng 10% số lần xét nghiệm. Đó là lý do tại sao mọi mẫu dương tính đều phải được kiểm tra lại. Xác suất sai sót khi kiểm tra lại là bao nhiêu, tức là hai lần liên tiếp. Để trả lời câu hỏi này, bạn cần nhân xác suất lên. Bạn được 1%". xác suất phạm sai lầm ba lần liên tiếp? Đây là 0,1%. Rất ít và gần tương ứng với số ca tái nhiễm này", - nhà nghiên cứu nhấn mạnh.
Chuyển đổi sang lây nhiễm theo mùa

Theo nhà virus học Volchkov, bệnh nhân Hồng Kông bị nhiễm các chủng SARS-CoV-2 khác nhau là duy nhất và không có khả năng trở thành hiện tượng đại chúng. Coronavirus không đột biến nhanh đến mức sau 6 tháng cơ thể không thể nhận ra nó - chẳng hạn như xảy ra với bệnh cúm.

Bác sĩ cho biết việc kiểm tra coronavirus tại sân bay không hữu ích
"Sau khi khỏi bệnh, mọi người thường không bị nhiễm vi rút lần thứ 2. Đây là cách hoạt động của hệ miễn dịch thích ứng của chúng ta. Ngoại lệ duy nhất là bệnh cúm theo mùa. Nhưng chúng ta phải lưu ý rằng vi rút cúm thay đổi nhanh chóng, mỗi lần có một chút khác nhau, vì vậy từ năm này qua năm khác mọi người mắc bệnh với nó. Về SARS-CoV-2, không có trình tự gen nào được công bố ngày nay khác biệt đến mức hệ thống miễn dịch không thể nhận ra được. Tính đến tỷ lệ đột biến, sự thay đổi như vậy sẽ không xảy ra sớm hơn một năm rưỡi đến hai năm nữa. Nhưng tất cả đều giống nhau, nó sẽ không có được chỗ đứng trong cộng đồng nhân loại - các hệ thống thử nghiệm chưa bao giờ được sử dụng đại trà như bây giờ. Số lượng vắc-xin chống COVID-19 được phát triển nhiều hơn  bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào khác", - nhà virus học cho biết.

Ngược lại, Alexander Gorelov tin rằng coronavirus chủng mới có mọi cơ hội để trở thành bạn đồng hành thường xuyên của con người.

"Đại dịch sẽ kết thúc, và SARS-CoV-2 sẽ chuyển thành nhiễm theo  mùa. Khi chúng ta đạt khả năng miễn dịch quần thể từ 60-70%, nó sẽ trở thành dịch cúm thường", - chuyên gia nhấn mạnh.

Cho đến nay, điều này vẫn chưa xảy ra, và cả thế giới chỉ mới đang chuẩn bị cho việc tiêm chủng đại trà, cách phòng bệnh hiệu quả nhất là khẩu trang, dung dịch khử trùng, vệ sinh và khoảng cách xã hội.

Đọc thêm:

Thảo luận