Báo cáo nói rằng nét đặc trưng của kỷ nguyên mới sẽ là sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc so với Hoa Kỳ, kéo theo những căng thẳng giữa họ, sự gia tăng liên tục của nợ toàn cầu, chính sách "tiền trực thăng" từ các ngân hàng trung ương và sự gia tăng của lớp người thế hệ thiên niên kỷ - Millennial - và những thế hệ trẻ hơn, bao gồm cả khía cạnh về sức nặng tiếng nói của họ trong bầu cử.
Ngoài ra, trong "thế kỷ hỗn loạn" sẽ xảy ra tình trạng gia tăng lạm phát ở nhiều quốc gia, bất bình đẳng kinh tế, gia tăng cạnh tranh giữa các thế hệ, cũng như sẽ có một cuộc cách mạng mới về công nghệ.
Như chuyên gia của ngân hàng đã giải thích, kinh tế thế giới sẽ ở trong “tình trạng hỗn loạn” khoảng một thập niên. Tuy nhiên, không nên coi đó là lý do để từ chối đầu tư vì "kỷ nguyên mới sẽ dẫn đến những chính sách can thiệp tiền tệ quy mô lớn và tính thanh khoản cao". Các chuyên gia cảnh báo rằng hiện thực mới đang đe dọa những đánh giá toàn cầu hiện nay.
Trong bối cảnh đại dịch coronavirus, thế giới đang phải đối mặt với những thách thức mới. Ví dụ, hàng trăm nghìn cư dân của lục địa nghèo nhất đã buộc phải nhịn đói hoặc từ bỏ thức ăn thông thường của họ. Sau đó, Giám đốc điều hành Chương trình lương thực thế giới (WFP) David Beasley đã dự đoán viễn cảnh này cho toàn thế giới. Các nhà kinh tế cũng đưa ra những tuyên bố tương tự. Chẳng hạn như các nhà phân tích dự đoán đại dịch coronavirus là sự khởi đầu cho "mẹ của tất cả các cuộc suy thoái". Theo quan điểm của họ, nền kinh tế toàn cầu có thể phải đối mặt với những thời điểm khắc nghiệt vì sẽ không thể phục hồi nhanh chóng.