SPHINX - nguyên mẫu «ngôi nhà thông minh» thời Liên Xô

Năm 1987, tạp chí Xô-viết «Thẩm mỹ kỹ thuật» đăng bài viết về tổ hợp vô tuyến SPHINX, nơi thể hiện những ý tưởng về điện tử tiêu dùng dành cho thời tương lai gần, và cho đến nay vẫn khiến người ta kinh ngạc bởi bố cục thiết kế và những ý tưởng hàm chứa trong đó.
Sputnik

SPHINX là hệ thống truyền thông tích hợp siêu chức năng, là khái niệm được xây dựng và phát triển của nhóm các chuyên gia thiết kế, kỹ sư và lập trình viên do ông Dmitry Azrikan đứng đầu. Ý tưởng của các nhà nghiên cứu Xô-viết ngay từ những năm đó đã giống hệt (đến mức choáng ngợp) với công nghệ «ngôi nhà thông minh» hiện đại.

Phóng viên Sputnik đã có dịp trò chuyện với ông Dmitry Azrikan và biết được mọi bí mật cùng khúc mắc của dự án SPHINX.

Ý tưởng dự án phát sinh thế nào? Đâu là nét độc đáo của SPHINX?

«Năm 1985, trong quá trình làm việc tại hội thảo dự án quốc tế «Những chiếc đồng hồ của tương lai», tôi nảy ra ý tưởng tiếp cận một cách hệ thống đến việc thiết kế các sản phẩm điện tử dân dụng. Cách tiếp cận có hệ thống với thiết kế các sản phẩm công nghiệp xung quanh con người từ lâu đã trở thành khái niệm trung tâm trong mối quan hệ của nhóm tôi và môi trường không gian-chủ thể nói chung. Nói một cách đơn giản, tôi cho rằng các chuyên gia như chúng tôi nên thiết kế không chỉ đồ vật mà là thiết kế thế giới. Thay vì đống vật dụng vô tri vô giác không gắn bó với nhau, con người cần được bao quanh bởi những hệ thống được xây dựng hài hòa thống nhất. Một trong những hệ thống và ý tưởng như vậy là SPHINX.
SPHINX - nguyên mẫu «ngôi nhà thông minh» thời Liên Xô

Hệ thống SPHINX làm việc theo nguyên tắc nào?  Nó được sắp xếp ra sao dưới góc độ quan điểm công nghệ?

Cứ cho là nó đã không được «kích hoạt», mà lẽ ra cần phải làm việc phục vụ con người như đã ứng nghiệm. Có ý cần xác định rõ, là chuyện ở đây đang nói về một sáng tạo thiết kế, chứ không phải về một dự án kỹ thuật đã hoàn chỉnh và sẵn sàng đưa vào sản xuất. Thật ra nó giống như một dự án-ước mơ hoặc dự án-sứ mệnh. Mặc dù, tất nhiên, chúng tôi muốn lưu ý đến những thay đổi sâu sắc đã bắt đầu trong thành tố cơ sở và cách thức được vạch ra để hoàn thiện thêm.

Ở Mexico xuất hiện một khu dân cư được in hoàn toàn trên máy in 3D

Yếu tố hình thành hệ thống hoạt động chức năng của SPHINX cần phải là Internet, chính là thứ mà ngày nay hợp nhất các thiết bị TV, máy tính, điện thoại thông minh, máy tính xách tay của chúng ta và v.v... Trên cơ sở này, thay vì những vật dụng riêng biệt đã hoàn chỉnh (TV, máy tính, điện thoại, dàn âm thanh v.v…), đã đề xuất tạo ra một khối chức năng - bộ xử lý, bảng điều khiển, màn hình, loa và các thứ khác. Đây là nguyên tắc khác («nguyên tắc vuông góc») để tạo thành một vật, hoặc như Juan Ramon Jimenez đã nói, «nếu người ta cho bạn tờ giấy lót, hãy cứ viết lên». Tất cả những thành tố này được thiết kế để có thể tạo lập bất kỳ sự kết hợp, tùy thuộc vào nhiệm vụ hiện tại. Tức là, chẳng hạn như một màn hình phẳng có thể kết nối cả với máy tính và các kênh phát sóng truyền hình, cũng giống như bàn phím hoặc cái điều khiển có thể thực hiện cả hai chức năng đó, lại còn làm thêm nhiệm vụ thứ ba và thứ tư.

Nhà nước Liên Xô đóng vai trò gì trong việc thực hiện dự án này?

Dự án chỉ được thực hiện ở dạng mô hình. Thứ nhất, bởi lúc đó vẫn chưa có những thành tố cơ sở cần thiết, mà xuất hiện muộn hơn nhiều. Thứ hai là giả sử đã có cơ sở chăng nữa, cũng chưa chắc ngành công nghiệp Liên Xô dám mạnh bạo chuyển sang lối tiếp cận có thể nói là bước ngoặt về tư tưởng trong sáng chế và sản xuất kỹ thuật điện tử. Điều duy nhất khiến các chuyên gia có thể nói lời cảm ơn Nhà nước Xô-viết đương thời, là đã không ngăn cản và thường xuyên trả tiền lương cho lao động trí óc, cho sáng tạo tưởng tượng của các chuyên gia liên quan. Mặc dù vai trò của Nhà nước xuất hiện đặc biệt «nổi bật» trong những ngày đóng cửa Viện Nghiên cứu Khoa học Thẩm mỹ Kỹ thuật toàn Liên bang (là cơ sở đang phát triển SPHINX) vào năm 1996, khi đó tất cả các mô hình, bản vẽ, máy tính bảng, phác thảo và những tài liệu khác đều bị phá hủy không thương tiếc.

Có giải pháp thiết kế mang tính cách mạng nào được sử dụng trong dự án? Các chuyên gia lấy cảm hứng từ đâu?
SPHINX - nguyên mẫu «ngôi nhà thông minh» thời Liên Xô

Điều mang tính cách mạng nhất của dự án là nó không gồm các «giải pháp» riêng rẽ. Toàn bộ ý tưởng hội tụ ở tính toàn vẹn, và sự tích hợp này không phải là cố định khô cứng hay đóng băng, mà luôn năng động trong khi vẫn đảm bảo tính hài hòa. Các thành tố cơ sở, vật liệu, công nghệ, đường nét, tỷ lệ, phác thảo… có thể thay đổi liên tục bất tận trong khuôn khổ sứ mệnh tương tác nhất định giữa các bộ phận. Ở đây tôi thấy những mầm mống của thiết kế tương lai, nơi mà tổng thể không phát sinh từ một đống các thành tố (như trong khái niệm ngày nay về kết cấu đô thị hoặc cụm dân cư), còn các thành tố được sinh ra chỉ như là bộ phận linh hoạt trong tổng thể.

Sống vui vẻ: cách trò chơi đang thay đổi thế giới

Chúng tôi không quá cảm tính mà đã kiềm chế xúc cảm để phục vụ lý tính. Nhưng nếu nói nghiêm túc, đó là kiểu nguồn cảm hứng «phản hồi». Tôi từng rất khó chịu bởi những thứ xấu xí đáng thương hại người ta đã tạo nên và còn đang tiếp tục tạo nên trong môi trường sống của chúng ta, đến nỗi sự khó chịu này dần dần bắt đầu thúc đẩy sản sinh những đường nét của sáng tạo mới.

Cái gì ngăn cản việc thực hiện dự án đến cùng? Có nỗ lực nào chăng để phục hồi dự án trong những năm tiếp theo?

Cần nói rằng dưới hình thức này hay hình thức khác, bất kể là vay mượn từ dự án hay được tạo ra bên ngoài nó, nhiều thành tố của dự án năm xưa vẫn được thực hiện.

Nhưng tôi không băn khoăn, mà đang làm việc với một dự án còn bay bổng tuyệt vời hơn nữa là nâng các tòa nhà chung cư và công trình công cộng lên đẳng cấp «bên trên cánh rừng», tức là, ở trình độ có thể bảo tồn rằng cây, mang lại cho hành tinh chúng ta nguồn dưỡng khí oxy và sự sống. Chứ giờ đây, rừng đang bị tiêu huỷ với tốc độ kinh khủng, chỉ trong 1 phút tạo ra diện tích trơ trụi rộng lớn bằng 27 sân bóng đá, và chẳng mấy chốc chúng ta sẽ chẳng còn không khí sạch để thở.

Thảo luận