Dư luận về việc Việt Nam xử vụ Đồng Tâm: Bản án nghiêm minh, lương tâm thức tỉnh

Với hành vi giết người, chống người thi hành công vụ khiến ba chiến sĩ Công an Hà Nội hy sinh của 29 bị cáo trong vụ án Đồng Tâm, bản ánh mà TAND Hà Nội công bố hôm 14/9 được coi là nghiêm minh, đúng người, đúng tội.
Sputnik

Hai bị cáo Lê Đình Công và em trai Lê Đình Chức (hai người con trai của ông Lê Đình Kình) bị tuyên tử hình. Tuy nhiên, với các bị cáo khác, Tòa đã áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ, thể hiện sự khoan hồng nhân đạo của pháp luật. Đặc biệt, có 14 người được trả tự do ngay tại tòa.

Việt Nam xét xử vụ Đồng Tâm: Bản án nghiêm minh, răn đe

Như vậy, Việt Nam đã tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án Đồng Tâm. Tòa án nhân dân (TAND) Hà Nội đã công bố bản án đối với 29 bị cáo vụ giết người, chống người thi hành công vụ xảy ra ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP.Hà Nội làm 3 chiến sĩ Công an Hà Nội hy sinh hồi ngày 9/1/2020 vừa qua.

Vụ án Đồng Tâm: Hai con trai ông Lê Đình Kình bị đề nghị án tử hình

Tại phiên xét xử vụ án Đồng Tâm, Tòa khẳng định, các cơ quan tố tụng tiến hành điều tra, truy tố, xét xử vụ án theo đúng quy định của pháp luật. Trong suốt thời gian diễn ra phiên tòa, toàn bộ các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình, đồng thời mong muốn được xem xét giảm nhẹ hình phạt, được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Trong 29 bị cáo được xét xử, không có ai kêu oan.

Theo bản án sơ thẩm của TAND TP. Hà Nội, trong vụ án này, 6 bị cáo gồm Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Lê Đình Doanh và Nguyễn Quốc Tiến đều được cơ quan tố tụng xác định là “chủ mưu, cầm đầu”, thực hiện hành vi phạm tội tích cực.

Theo đó, HĐXX tuyên tử hình hai người con trai của ông Lê Đình Kình là Lê Đình Công, Lê Đình Chức. Cũng cùng tội danh Giết người, HĐXX tuyên Lê Đình Doanh mức án chung thân. Các bị cáo Bùi Viết Hiểu lĩnh 16 năm tù, Nguyễn Quốc Tiến 13 năm tù, Nguyễn Văn Tuyển 12 năm tù.

Theo HĐXX, các bị cáo nêu trên đã tổ chức chuẩn bị công cụ phương tiện, phân công vị ví, nhiệm vụ cho những người khác. 6 bị cáo trên vừa trực tiếp thực hiện hành vi tấn công lực lượng chức năng, vừa lãnh đạo những bị cáo khác, do đó, cơ quan tố tụng cho rằng cần phải chịu mức án phạt cao nhất, nghiêm khắc nhất.

Đáng chú ý, theo quan điểm của HĐXX, trong số 6 bị cáo nêu trên, Lê Đình Công là người giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu, thường xuyên lôi kéo, kích động, kêu gọi chống đối tổ chức các cuộc họp bàn, tung các video clip, ghi hình phát trực tiếp trên các mạng xã hội như Zalo, Facebook, Youtube, tuyên bố giết chết từ 300 – 500 chiến sĩ công an.

Ngoài ra, đối tượng này còn tích cực tham gia chuẩn bị công cụ phương tiện và phân công vị trí, nhiệm vụ cho những người khác. Lê Đình Công cũng là người chỉ đạo và góp tiền mua xăng, mua lựu đạn, hướng dẫn các bị cáo khác và trực tiếp chế bom xăng, bùi nhùi, ném bom xăng lựu đạn về phía các chiến sĩ khi họ đang thi hành nhiệm vụ.

Trong khi đó, em trai của Công là Lê Đình Chức, cũng là người bị cơ quan chức năng xác định đã trực tiếp đổ xăng thêm 3-5 lần xuống hố làm ba chiến sĩ Công an bị thiêu “không còn có thể nhận dạng mà phải thông qua AND để xác định danh tính”.

Tại phiên tòa từ ngày 7 – 14/9 vừa qua, sau khi xem xét hậu quả do các bị cáo Lê Đình Công và Lê Đình Chức gây ra, HĐXX đánh giá đây là vụ án “đặc biệt nghiêm trọng”, hành vi của các bị cáo mang tính côn đồ, tàn ác, mất nhân tính và không còn khả năng cải tạo, do đó, Tòa quyết định áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc nhất là tử hình đối với hai bị cáo này nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật Việt Nam.

Đồng thời, hình phạt tử hình đối với hai người con của ông Lê Đình Kình cũng mang tính răn đe, giáo dục nâng cao nhận thức và phòng ngừa chung cho xã hội.

Việt Nam xét xử vụ án Đồng Tâm: Bộ Công an nêu lý do đưa quân vào thôn Hoành trong đêm

Ngoài ra, trong vụ án Đồng Tâm, đóng vai trò tích cực không kém gì Công và Chức chính là Lê Đình Doanh (con trai bị cáo Lê Đình Công, cháu của ông Kình). Theo cơ quan điều tra, Doanh là người đổ xăng ra chậu, châm lửa đốt và cùng với Chức đẩy chậu xăng xuống hố nơi có ba cán bộ chiến sĩ công an đã bị rơi xuống.

HĐXX xác định đây là hành vi trực tiếp gây nên cái chết của ba cán bộ chiến sĩ công an Hà Nội. Đồng thời, hành vi này thể hiện tính côn đồ hung hãn, thể hiện sự quyết liệt thực hiện hành vi giết người của bị cáo.

Đồng thời, Lê Đình Doanh vốn là đối tượng có nhân thân xấu, đã ba lần bị đưa ra xét xử về nhiều tội danh.

“Doanh có nhân thân xấu, có 3 tiền án nhưng không lấy đó làm bài học, lại phạm tội nghiêm trọng hơn, lẽ ra cần loại bỏ vĩnh viễn Doanh khỏi xã hội nhưng trong vụ, bố và chú của Doanh đã bị tước bỏ quyền sống nên không cần thiết phải loại bỏ bị cáo này khỏi xã hội để thể hiện tính nhân đạo”, Chủ tọa phát  biểu tại phiên tòa khẳng định.

Như vậy, lẽ ra Doanh đã bị “loại bỏ vĩnh viễn ra khỏi xã hội” nhưng HĐXX vẫn quyết định giữ lại cho bị cáo quyền sống để thể hiện tính nhân đạo. Thêm vào đó, trong giai đoạn điều tra, Lê Đình Doanh đã thành khẩn khai nhận hành vi của mình để mong nhận được sự khoan hồng của pháp luật. Do đó, cuối cùng Tòa đã quyết định xử phạt Lê Đình Doanh mức án chung thân.

Bản án vụ Đồng Tâm: Sự nhân đạo của Đảng, Nhà nước và khoan hồng của pháp luật

Cũng trong suốt phiên xét xử sơ thẩm, TAND Hà Nội đã thể hiện tinh thần nhân đạo và sự khoan hồng của nền tư pháp, pháp luật Việt Nam.

Việt Nam sắp đưa vụ Đồng Tâm ra xét xử: Đất nước này phải có tôn ti, trật tự

Cụ thể, sau khi xong phần xét hỏi, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội giữ quyền công tố tại tòa đã phân hóa vai trò, mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo. Theo đó, các bị cáo đã tiếp nhận ý chí và thực hiện việc chuẩn bị công cụ, phương tiện từ trước đó rất nhiều ngày và trực tiếp tham gia tấn công lực lượng chức năng.

“Khi xem xét toàn bộ sự việc, đại diện Viện Kiểm sát đã phân loại, xét đến các tình tiết giảm nhẹ và đề nghị Hội đồng xét xử cân nhắc khi lượng hình”, VKS nêu quan điểm.

Trên cơ sở này, đại diện VKS đã vận dụng chính sách pháp luật hình sự, đường lối khoan hồng của Nhà nước và quyết định chuyển tội danh truy tố cho 19 bị cáo từ hành vi “Giết người” sang “Chống người thi hành công vụ”.

Nhờ đó, hình phạt đối với 19 bị cáo này cũng được giảm đi. Chưa hết, trong phần đối đáp tại phiên tòa, đại diện VKS tiếp tục đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ thêm hình phạt “tới mức thấp nhất có thể” cho các bị cáo để thể hiện sự nhân đạo của Nhà nước đối với những người nông dân đã trót phạm tội do thiếu hiểu biết.

Được biết, để có thể đi đến quyết định này, đại diện VKS đã phân tích, xem xét hành vi cụ thể của từng người, động cơ và mục tiêu thực hiện hành vi phạm tội.

Đồng thời, bản thân các bị cáo đều thừa nhận mình hiểu biết pháp luật còn hạn chế, do được hứa hẹn chia đất nên đã mù quáng tin tưởng và nghe theo ông Lê Đình Kình.

HĐXX nhận định, các bị cáo đã nhận thức được sai phạm, khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải. Xét về bản chất, các bị cáo này đều không phải là những đối tượng chống đối quyết liệt, tham gia có mức độ, phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp và đặc biệt là không trực tiếp thực hiện hành vi dẫn đến hậu quả làm 3 cán bộ, chiến sĩ công an Hà Nội hy sinh.

Bên cạnh đó, trong quá trình xét xử, nghị án, HĐXX đã cân nhắc việc hầu hết các bị cáo trong vụ án này đều tấn công lực lượng chức năng với mục đích là để chống đối lực lượng chức năng trong khi thi hành công vụ.

Do đó, HĐXX đã chấp thuận đề nghị của Viện Kiểm sát về việc chuyển tội danh, giảm hình phạt cho các bị cáo. Trên cơ sở đó, 19 bị cáo trong vụ án này được chuyển tội danh có mức hình phạt nhẹ hơn, số bị cáo được hưởng án treo là 14 người, nhiều gấp đôi so với đề nghị ban đầu của đại diện Viện Kiểm sát (7 người). Đồng thời, ngay sau phiên tòa, số bị cáo này cũng đã được trả tự do.

Đáng chú ý, sau khi bản án được công bố, ông Phạm Công Lâm (bố của liệt sĩ Phạm Công Huy, một trong ba chiến sĩ hy sinh ở Thôn Hoành, Đồng Tâm hôm ngày 9/1 phát biểu bày tỏ sự đồng tình với tinh thần nhân đạo, sự khoan hồng mà HĐXX đã thể hiện khi quyết định áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo trong nhóm “chống người thi hành công vụ”.

Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ không muốn thấy một Đồng Tâm thứ hai

Cha của liệt sĩ Phạm Công Huy nhấn mạnh, với sự khoan hồng của phiên tòa, Hội đồng xét xử, của Đảng và Nhà nước, các bị cáo sẽ có cơ hội làm lại cuộc đời, trở về xây dựng quê hương, trở thành những công dân tốt của địa phương.

Đồng thời, cần lưu ý rằng, khi xem xét lượng hình đối với nhóm 6 bị cáo phạm tội “Giết người”, Hội đồng xét xử cũng chú trọng cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo.

Ngoài bị cáo Doanh được xem xét giảm nhẹ, Hội đồng xét xử còn đánh giá rằng bị cáo Bùi Viết Hiểu khi phạm tội đã hơn 70 tuổi, không trực tiếp gây ra cái chết của các nạn nhân, bị cáo Nguyễn Văn Tuyển là người tàn tật, thành khẩn khai báo, tích cực giúp cơ quan điều tra làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo khác.

Kế đến là bị cáo Nguyễn Quốc Tiến có thái độ khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải, không trực tiếp gây ra cái chết của các nạn nhân. Qua đó, HĐXX đã tuyên phạt 3 bị cáo này mức án thấp hơn mức án đề nghị của đại diện Viện Kiểm sát, để các bị cáo có cơ hội sớm trở lại tái hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội, làm công dân tốt.

Vụ án Đồng Tâm: Lương tâm thức tỉnh, mong được tha thứ

Trước đó, trong quá trình diễn ra phiên xử, trong phần nói lời sau cùng trước khi nghị án, các bị cáo đều thể hiện tinh thần hối cải, ăn năn, xin lỗi gia đình 3 liệt sĩ và mong được tha thứ.

Việt Nam sắp đưa vụ Đồng Tâm ra xét xử

Lý giải về hành vi phạm tội của mình, các bị cáo cho rằng, do có nhận thức pháp luật hạn chế, do bị lôi kéo, dụ dỗ nên đã mù quáng đi theo... Tự họ nhận thấy hành vi phạm tội của mình là rõ ràng, là không thể chối cãi, không cần thiết phải bào chữa thêm, không cần phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Với nhận thức này, nhiều bị cáo thực sự ý thức được hành vi của mình và hứa sẽ trở thành công dân tốt, cam đoan về sau sẽ không bao giờ vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của Nhà nước.

Bị cáo Lê Đình Công cho biết vô cùng hối hận, ăn năn hối lỗi. Công xin được chuyển từ tội danh “giết người” sang “chống người thi hành công vụ”. Bị cáo cũng xin gửi lời chia buồn đến gia đình 3 nạn nhân, mong các gia đình tha thứ.

Về phần mình, bị cáo Lê Đình Chức gửi lời xin lỗi đến gia đình 3 cán bộ, chiến sĩ đã vì các bị cáo mà hy sinh.

“Dù có được trở về hay phải chết, bị cáo vẫn mong muốn các gia đình bị hại tha thứ cho bị cáo để lương tâm bị cáo được thanh thản”, ông Chức cho biết.

Bị cáo Chức xin Hội đồng xét xử xem xét hoàn cảnh gia đình, bố bị cáo là ông Lê Đình Kình đã mất mà bị cáo chưa thắp được nén hương, con nhỏ mới sinh nhưng bị cáo chưa được thấy mặt.

“Bị cáo biết tội lỗi của bị cáo là khó tha thứ nhưng vẫn xin HĐXX xem xét để bị cáo có cơ hội thắp cho bố một nén hương, được nhìn mặt con”, bị cáo Chức nói.

Đến lượt mình, bị cáo Lê Đình Doanh cho biết, lương tâm bị cáo đã cắn rứt rất nhiều trong thời gian qua. Bị cáo cũng cho biết rất thương tâm khi nghĩ về con gái nhỏ của chiến sĩ công an hy sinh.

“Cháu còn quá nhỏ chưa biết gì, sau này lớn lên mới hiểu được nỗi đau mất bố… Trong suốt thời gian bị tạm giam, được sự quan tâm, giáo dục của cán bộ, bị cáo đã nhận thức rõ hành vi tội lỗi mình gây ra. Bị cáo xin HĐXX xem xét để bị cáo được hưởng lượng khoan hồng, để bị cáo sớm trở về với vợ con, là công dân có ích, bù đắp những nỗi đau cho gia đình bị hại”, bị cáo Doanh bày tỏ.

Bị cáo cho biết đã nhận thức rõ hành vi tội lỗi của mình và xin được hưởng sự khoan hồng của Nhà nước, được trở về, làm công dân có ích cho gia đình và xã hội.

Các bị cáo bị cáo Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Nguyễn Quốc Tiến, Bùi Thị Đục xin nhận hết tội và xin được tha lỗi.

Bị cáo Đục đề nghị các luật sư dừng bào chữa và xin các gia đình bị hại tha lỗi cho bị cáo. Bị cáo hứa sẽ không bao giờ vi phạm pháp luật nữa.

Đề nghị truy tố 29 đối tượng có liên quan trong vụ án xảy ra tại Đồng Tâm

Bị cáo Lê Đình Quân cho rằng mình bị dụ dỗ nên đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Bị cáo đề nghị các luật sư không bào chữa cho bị cáo nữa và mong Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

Tương tự bị cáo Quân, các bị cáo: Nguyễn Thị Bét, Mai Thị Phần, Nguyễn Văn Tuyển, Bùi Văn Niên cũng cho rằng do thiếu hiểu biết nên các bị cáo đã bị lôi kéo thực hiện hành vi sai trái. Nhận thức được sai phạm của mình, các bị cáo xin lỗi gia đình bị hại, đồng thời cam đoan sẽ luôn chấp hành các quy định của Nhà nước, của pháp luật.

Các bị cáo mong được hưởng khoan hồng để có mức án thấp nhất, sớm có cơ hội quay trở về với gia đình, nuôi dạy con cái trưởng thành, trở thành người có ích cho xã hội.

Theo nhiều người chứng kiến phiên tòa nhận định, công lý đã được thực thi, khi những người phạm pháp đã không phải trả giá, nhận thức được hành vi phạm tội của mình mà còn thức tỉnh lương tri nhiều người.

Các bị cáo đã hiểu rõ đúng sai, mong được khắc phục, sửa chữa lỗi lầm, mong cơ hội được sống để trở về làm công dân tốt, có ích cho xã hội.

Dư luận nói gì về vụ án Đồng Tâm?

Chia sẻ quan điểm về vụ án Đồng Tâm, Luật sư Nguyễn Huy Long cho biết, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, các hành vi thực hiện phạm tội của các bị cáo có tổ chức và phân công rõ ràng.

Theo ông Long, việc xét xử diễn ra đúng theo trình tự của pháp luật.

“Đây là phiên tòa công minh, nghiêm khắc, đồng thời đảm bảo tính nhân văn và khoan hồng. Các bị cáo đều bày tỏ ăn năn, hối lỗi và xin lỗi gia đình bị hại”, luật sư Nguyễn Huy Long cho hay.

Vụ Đồng Tâm: Hỗ trợ gia đình những chiến sĩ Công an đổ máu giữa thời bình
Trao đổi với VTV sau phiên xét xử 29 bị cáo vụ án Đồng Tâm, ông Nguyễn Văn Hà, người dân ở quận Đống Đa, Hà Nội đồng tình nên xử nghiêm “đúng người, đúng tội để tạo tính răn đe”.

Ông Vũ Công Tú, nhà ở Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội thì cho rằng, việc đặt tên vụ án giết người và chống người thi hành công vụ là cực kỳ chính xác vì xác định tội danh và yếu tố cấu thành tội phạm để luận tội thuyết phục và có tính chất giáo dục.

“Kiều bào ở nước ngoài cũng rất ủng hộ cách xử lý của Việt Nam”, ông Tú nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Phùng Ngọc Thạch ở Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội thì cho biết, ông rất đau xót với sự hy sinh của các chiến sĩ.

“Sinh mạng con người không có gì có thể bù đắp được”, ông Thạch nhấn mạnh.

Đọc thêm:

Thảo luận