Liên Hợp Quốc lo ngại về tình hình Syria
«Những lo ngại gắn với khả năng tiếp cận nguồn nước, điện và nhiên liệu từng nêu lên trước đó bây giờ đã trở nên trầm trọng hơn do khủng hoảng kinh tế gia tăng nhanh chóng, đại dịch toàn cầu và các biện pháp trừng phạt siết chặt. Tình trạng này phát sinh nguy cơ thúc đẩy những xung đột cơ bản, vốn đang làm tăng mạnh cảnh nghèo đói và bất bình đẳng», - tài liệu nhận xét.
Trong tương quan đó, đại diện Uỷ ban kêu gọi cộng đồng quốc tế và các nước riêng biệt hãy dỡ bỏ trừng phạt chống Syria, cấp quyền tiếp cận không cản trở đến đất nước này cho các tổ chức nhân đạo độc lập và các cấu trúc chăm lo bảo vệ nhân quyền, cũng như đảm bảo tiếp cận thực phẩm, nguồn trợ giúp y tế cơ bản và các phương tiện để đấu tranh chống COVID-19.
«Nếu quý vị nhìn vào Syria hôm nay sẽ thấy nền kinh tế của đất nước này trong cảnh hoàn toàn đổ nát. Phần nhiều, đó là kết quả của lệnh trừng phạt. Và chúng tôi lo ngại về các lệnh trừng phạt với thực tế có thể làm trầm trọng thêm nỗi đau khổ của cư dân Syria», - ông Hani Magali thành viên Ủy ban Liên Hợp Quốc nhấn mạnh.
Đạo luật «Caesar»
Cuối năm 2019, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký duyệt đạo luật khét tiếng với tên gọi là đạo luật «Caesar». Luật có hiệu lực vào ngày 1 tháng 6 và bao gồm lệnh trừng phạt bao trùm hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế Syria. Danh sách trừng phạt còn mở rộng thêm vào ngày 17 tháng 6, trong diện hạn chế gồm 14 người, kể cả phu nhân Tổng thống Syria Bashar al-Assad và em gái ông, bà Bushra, cũng như 21 tổ chức.