Miền Trung Việt Nam căng mình ứng phó bão số 5: Đã có người chết, nhiều người bị thương

Cập nhật thông tin mới nhất về cơn bão số 5 (bão Noul): Không mạnh như dự báo, sau khi đi vào đất liền từ các tỉnh Quảng Bình – Thừa Thiên Huế, bão số 5 đã nhanh chóng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Sputnik

Theo thống kê sơ bộ, bão số 5 đã làm ít nhất một người chết, nhiều người bị thương và hàng ngàn ngôi nhà bị tốc mái, nhiều địa phương hiện đang tiếp tục tăng cường nhiều biện pháp ứng phó và khắc phục hậu quả của cơn bão số 5.

Bão số 5 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Sáng 18/9, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã tổ chức cuộc họp bàn về phương cách ứng phó với bão số 5.

Cùng tham dự cuộc họp có lãnh đạo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và đại diện các Bộ, ban, ngành có liên quan.

Tin mới về bão số 5: Việt Nam cấm biển, Quân đội bắn pháo hiệu, sơ tán hơn 1 triệu dân

Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết, vào khoảng 7h ngày 18/9, vị trí tâm bão khoảng 16,5 độ Vĩ Bắc, 108,5 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất cấp 9-10 (75-100km/h), giật cấp 12.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, dưới tác động của bão số 5, ở đảo Cồn Cỏ đã quan trắc được gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; Cửa Tùng (Quảng Trị) gió mạnh cấp 8, giật cấp 9. Trong 6 giờ qua, ở khu vực Trung Trung Bộ có mưa rất to, lượng mưa 150-250 mm.

Theo dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 20-25 km/h.

Miền Trung Việt Nam căng mình ứng phó bão số 5: Đã có người chết, nhiều người bị thương

Dưới ảnh hưởng của bão số 5, ở vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi (bao gồm cả đảo Cồn Cỏ, đảo Lý Sơn) có gió bão mạnh cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12, biển động dữ dội. Đồng thời, Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, riêng phía Nam Vịnh có nơi cấp 8, giật cấp 10, biển động mạnh.

Vùng ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế có khả năng sóng cao từ 3-5m kết hợp với nước dâng do bão cao từ 0,5-1,0m gây ngập úng các khu vực đầm phá, vùng trũng cửa sông, ven biển. Cấp độ rủi ro thiên tai được xác định là cấp 3.

Trong ngày và đêm nay 18/9, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 200-300mm/đợt, có nơi trên 400mm, các tỉnh Nam Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 50-100mm/đợt. Từ 18-20/9 ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 100-150mm/đợt. 

Trên đất liền ven biển các tỉnh/thành phố Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, giật cấp 11. Trên đất liền ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.

Bên cạnh đó, dưới tác động của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên từ nay đến ngày 19/9 ở vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Sóng biển cao từ 2-3m. Biển động mạnh.

Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, bão số 5 hiện nay đang nằm trên vùng bờ biển khu vực Quảng Bình đến Quảng Nam.

Bão số 5 rất lớn: Việt Nam sẽ phải di dời nửa triệu dân, Quân đội huy động lực lượng

Trong trưa nay, bão sẽ vào đi đất liền, tâm vào giữa Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế, cường độ đạt cấp 7-8. Cập nhật thêm số liệu quan trắc thực tế, tại Quảng Trị (Cửa Tùng) gió đạt cuối cấp 8, Thừa Thiên - Huế gió cấp 8, Bạch Long Vĩ gió cấp 8.

Từ hôm qua đến sáng nay, tổng lượng mưa ở khu vực miền Trung lớn, phổ biến từ 100-200mm. Có nơi mưa cục bộ lớn, tại Cù Lao Chàm, đạt 339mm, Đà Nẵng có trạm đo tới 260mm. Dự báo, mưa khu vực này sẽ tập trung trong khu vực từ sáng nay đến đầu giờ chiều và sau sẽ giảm nhanh, phổ biến từ 100-200mm. Do lượng mưa tập trung ngắn, cảnh báo sạt lở đất, lũ quét khu vực Bắc Trung bộ và Trung trung bộ, ngập lụt tại khu vực đô thị, vùng trũng.

Khoảng 10h sáng nay, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, bão số 5 đã đi vào đất liền các tỉnh Quảng Bình – Thừa Thiên Huế và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thất nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/h), giật cấp 8.

Miền Trung Việt Nam căng mình ứng phó bão số 5: Đã có người chết, nhiều người bị thương

Riêng tại Thủ đô Hà Nội từ chiều tối nay đến ngày 20/9, có mưa vừa, mưa to và dông, lượng mưa phổ biến 100-150mm/đợt. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Việt Nam ứng phó bão số 5: Di dời người dân trong vùng nguy hiểm

Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết, để sẵn sàng ứng phó với bão số 5, trong ngày hôm qua (17/9) và sáng nay (18/9), Bộ tư lệnh đã đôn đốc các đơn vị từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, điều động trên 1.000 chiến sĩ xuống địa phương để tham gia chằng chống nhà cửa, di dời người dân vùng ven biển đến nơi an toàn. Đến 6h sáng nay, kiểm tra cho thấy chưa ghi nhận thiệt hại do ảnh hưởng của bão.

Bão số 2 gây thiệt hại nặng nề, Việt Nam sẽ đối mặt nhiều cơn bão lớn ở Biển Đông

Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng sẽ tiếp tục đôn đốc các đơn vị trong hôm nay huy động lực lượng của các đơn vị, đặc biệt là khu vực ven biển để phối hợp với các địa phương ứng phó với bão. Chủ động theo dõi cơn bão, tiếp tục tăng cường lực lượng để xử lý tình huống có thể xảy ra.

Về phần mình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Quang Hùng cho biết, tính đến 6h sáng nay, kiểm tra lại các địa phương, tàu theo dõi trên giám sát hành trình không còn tàu nào trong vùng nguy hiểm, hiện còn 18 tàu đang hoạt động nhưng ngoài vùng nguy hiểm.

Từ Thanh Hóa đến Quảng Nam, cơ bản đối với lĩnh vực khai thác, đến nay toàn bộ công tác chuẩn bị đã rất chu đáo. Đồng thời, toàn bộ hệ thống nuôi trồng thủy sản đã di chuyển về nơi an toàn, khu nuôi trồng thủy sản trong nội địa đã có biện pháp gia cố.

Miền Trung Việt Nam căng mình ứng phó bão số 5: Đã có người chết, nhiều người bị thương

Mặc dù vậy, ông Hùng cũng lưu ý, hiện ở khu vực chịu ảnh hưởng của bão, số lượng lều chòi nuôi ngao lớn (463 lều chòi), do đó cần rà soát lại vấn đề người dân còn ở trên khu vực này, nếu chủ quan, khi bão vào không ra cứu được. Ông Hùng nhấn mạnh, cần quyết liệt rà soát ngư dân còn trên lồng, bè, các lều chòi, đưa người dân vào bờ khi bão vào.

“Khi đã vào trong khu neo đậu mà chằng buộc không cẩn thận thì tàu vẫn chìm. Chúng tôi đã cử cán bộ xuống hướng dẫn việc chằng buộc, các biện pháp giảm va chạm hai bên thành tàu”, ông Hùng nói.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Vũ Xuân Thành nhấn mạnh, qua chỉ đạo thực hiện, hiện nay, không còn tàu thuyền nằm trong khu vực nguy hiểm, đã vào khu neo đậu, kể cả tàu cá và tàu vận tải. Cho đến lúc này chưa ghi nhận trường hợp về sự cố nào.

Các địa phương được yêu cầu triển khai hoạt động theo công điện của Thủ tướng Chính phủ. 4 tỉnh trọng tâm chịu ảnh hưởng của bão đã di dời gần 12.000 hộ dân. Riêng tỉnh Thừa Thiên - Huế tiếp tục di dời các hộ dân sáng nay ở khu vực có nguy cơ cao.

Trong khi đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo nhà mạng nhắn tin cho trên 8 triệu thuê bao về tình hình cơn bão. Đoàn công tác của Lãnh đạo Ban Chỉ đạo đã trực tiếp đến các địa phương chỉ đạo kiểm tra ứng phó với bão; đoàn công tác của Bộ trưởng vẫn đang ở các tỉnh trọng điểm.

Nhiều chuyến bay hoãn, huỷ do ảnh hưởng của bão số 2
Phó Tổng cục trưởng Vũ Xuân Thành đề nghị, các Bộ ngành địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm công điện của Thủ tướng Chính phủ, của các Bộ, ngành ứng phó với bão số 5.

Trong sáng và chiều hôm nay, cần đảm bảo an toàn tàu thuyền nơi neo đậu, đối với lồng bè chòi canh nuôi trồng thủy sản, đề nghị lực lượng biên phòng kiểm tra còn có trường hợp nào người dân vẫn ở trên chòi canh, lồng bè. Ngoài ra, cần kiểm tra các khu vực xung yếu để di dời người dân.

Về vấn đề giao thông, lực lượng giao thông phối hợp cùng với lực lượng công an, các địa phương kiểm soát các phương tiện đi lại trong bão, sẵn sàng phương án phân luồng giao thông trên đường quốc lộ. Cần chú ý kiểm tra nhà xung yếu dễ xảy ra sự cố; triển khai biện pháp ứng phó với lũ ống lũ quét.

Về sản xuất, một số diện tích lúa đã chín, trọng tâm ở một số tỉnh hiện nay không còn nhiều, cần tổ chức chỉ đạo thu hoạch để giảm thiệt hại. Tiếp tục đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện, thủy lợi, đặc biệt khi có mưa lớn.

Bão số 5 làm một người chết, hàng ngàn ngôi nhà bị hư hỏng

Sáng nay 18/9, bão số 5 đổ bộ vào tỉnh Thừa Thiên - Huế. Cơn bão gây ra mưa lớn, gió giật và sấm sét. Ngoài ra, gió bão đã làm quật đổ nhiều cây xanh, gây ách tắc giao thông cục bộ tại thành phố Huế.

Bão số 5 hình thành, đổ bộ Bình Định - Ninh Thuận

Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên- Huế có báo cáo nhanh cho biết, cơn bão số 5 (Noul) đi qua địa bàn trong sáng nay 18/9 với sức gió giật cấp 11 tại thành phố Huế.

Theo thống kê sơ bộ đến thời điểm này, bão số 5 làm một người chết, nhiều người bị thương và hàng ngàn ngôi nhà tốc mái.

Theo thống kê, có 1 người tử vong do cây gãy đổ ở xã Phong Thu, huyện Phong Điền, 23 người bị thương. Bão số 5 cũng đã làm hơn 1.664 nhà dân bị tốc mái ở các huyện Phong Điền, Phú Lộc A Lưới và thị xã Hương Thủy.

Theo báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Thừa Thiên – Huế, vùng thiệt hại nặng tập trung tại các huyện ven biển Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, thị xã Hương Trà, Hương Thủy và thành phố Huế.

Bên cạnh đó, bão số 5 gây gió giật mạnh làm nhiều cây xanh ở thành phố Huế, các huyện, thị xã trong tỉnh bị đổ ngã, nhiều nhà xưởng, kho hàng, pano, áp phích, bảng hiệu bị hư hỏng, nhiều cột trụ điện bị gãy đổ, đường dây bị đứt, hệ thống các trạm biến áp bị hư hỏng. Khi bão đổ bộ vào, Điện lực tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ngắt điện lưới toàn tỉnh nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.

Bão số 5 bắt đầu gây gió giật mạnh vào khoảng 8 giờ 30 phút và kéo dài đến hơn 9 giờ. Khu vực thành phố Huế, sức gió lớn của cơn bão đầu tiên đổ vào đất liền trong năm nay có thể được cảm nhận rất rõ.

Nhiều người dân điều khiển phương tiện xe máy đi trên đường đã bị gió thổi ngã. Trên nhiều tuyến đường của thành phố Huế, đặc biệt đường Hà Nội, đường Bến Nghé, gió lớn đã làm gãy đổ hàng chục số cây xanh cổ thụ gây tắc đường cục bộ, làm tốc mái tôn, biển hiệu, làm đổ cổng của một số cơ quan, gãy đổ trụ điện, nhiều dây điện thoại giăng mắc ngoài đường.

Phó Chủ tich UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Nguyễn Văn Phương thông tin với TTXVN cho hay, các địa phương trong tỉnh đang huy động tối đa lực lượng tại chỗ để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả của cơn bão, nhất là lợp lại các mái nhà bị tốc, cấp điện trở lại tại những khu vực đã đảm bảo an toàn.

Số nạn nhân của cơn bão "Hagibis" tại Nhật Bản đã tăng lên 79 người

Đồng thời, tỉnh cũng chỉ đạo các địa phương cần lưu ý tới hoàn lưu sau bão có thể gây mưa lớn, gây ngập trong những ngày tới.

Trước tình hình trên, lực lượng Cảnh sát Giao thông và Công ty cây xanh đã khẩn trương có mặt tại hiện trường để cưa những cây đổ, đảm bảo an toàn giao thông. Trước đó, người dân đã được khuyến cáo ở nhà, chỉ ra đường khi thật sự cần thiết. Nhiều cửa hàng buôn bán đã đóng cửa.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, trên địa bàn thành phố Huế, sáng 18/9 trong khoảng hơn 30 phút, sức gió ghi nhận giật cấp 10. Khu vực ven biển ghi nhận gió giật cấp 7, cấp 8. Trong rạng sáng 18/9, địa bàn tỉnh có mưa lớn, cao nhất trên địa bàn huyện miền núi Nam Đông với lượng mưa đo được trên 204mm.

Trước đó, đến 22 giờ ngày 17/9, toàn bộ tàu thuyền của tỉnh Thừa Thiên - Huế đã vào neo đậu an toàn. Ngoài ra, tỉnh cũng đã sơ tán tại chỗ hoặc sơ tán tập trung khoảng hơn 28.100 hộ dân với trên 106.600 nhân khẩu ở vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng của bão số 5.

Hà Tĩnh ghi nhận thiệt hại do bão số 5

Cũng trong sáng 18/9, Chủ tịch UBND xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) Hoàng Văn Hà cho biết: Do ảnh hưởng của bão số 5, vào khoảng 5 giờ ngày 18/9, một trận lốc xoáy quét qua địa bàn đã khiến hàng chục nhà dân bị tốc mái, hư hỏng.

Bão số 3 có hướng khó lường

Theo đó, trận lốc xoáy có sức gió mạnh kèm theo mưa lớn kéo dài khoảng gần 30 phút đã làm khoảng hơn 60 nhà dân bị tốc mái; nhiều diện tích hoa màu, cây trồng, hệ thống tường rào bị đổ gãy, gây thiệt hại lớn cho người dân.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, chính quyền huyện Nghi Xuân đã huy động lực lượng Công an, Quân đội cùng nhân dân xã Cương Gián đến hỗ trợ các gia đình có thiệt hại thu dọn, sắp xếp chỗ ở và khắc phục lại những ngôi nhà bị hư hỏng, đảm bảo an toàn trước khi bão số 5 đổ bộ.

Do ảnh hưởng rìa phía Bắc hoàn lưu cơn bão số 5, thời tiết khu vực Hà Tĩnh ngày và đêm 18/9 có mưa to, có nơi mưa rất to và dông, vùng ven biển có gió mạnh cấp 6, cấp 7, khu vực phía Nam tỉnh cấp 7 - 8, giật cấp 9. Nguy cơ cao xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng và khu vực đô thị.

Hiện tại, các địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đang khẩn trương triển khai công tác phòng chống, nhằm giảm thiểu thiệt hại ảnh hưởng do bão gây ra.

Thảo luận