Bí mật của giấc ngủ sâu

MOSKVA (Sputnik) – Giới khoa học Mỹ vừa phát triển mô hình định lượng về những thay đổi trong hoạt động của não bộ khi trẻ lớn lên và lần đầu tiên cho thấy chức năng giấc ngủ thay đổi như thế nào theo độ tuổi. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances.
Sputnik

Nhóm các nhà khoa học Mỹ do nhiều nhà thần kinh học từ Đại học California tại Los Angeles dẫn đầu vừa xây dựng mô hình toán học về sự tiến hóa các chức năng của não bộ ở trẻ em từ sơ sinh đến 15 tuổi.

Chuyên gia cho biết về ích lợi của giấc ngủ ngon để đối phó với căng thẳng

Mô hình này có cân nhắc đến các thông số như tỷ lệ trao đổi chất của não, khối lượng não và thời gian dành cho giấc ngủ REM.

Giới nghiên cứu phát hiện ra rằng khoảng 2 tuổi rưỡi, chức năng cơ bản của giấc ngủ thay đổi từ việc xây dựng cấu trúc hạ tầng của não sang sửa chữa và làm lành - tránh bị hư hại hay ảnh hưởng xấu bởi tác nhân bên ngoài mỗi ngày. Trong thời gian này, giai đoạn giấc ngủ REM ở trẻ em trở nên ngắn hơn và thời lượng tổng thể cũng giảm đi.

Các nhà khoa học lưu ý rằng chính trong giai đoạn REM, hoặc ngủ sâu, các xynap (cấu trúc liên hợp kết nối các tế bào thần kinh với nhau) được xây dựng và củng cố. Đây cũng là lúc có những giấc mơ sống động nhất - bằng chứng cho thấy não không hề ngủ, và các tế bào thần kinh “giao tiếp” hoạt động liên tục với nhau.

Giấc ngủ ngon là điều cần thiết ở mọi lứa tuổi

Nhóm tác giả nghiên cứu phát hiện ra rằng giấc ngủ REM, chịu trách nhiệm tổ chức lại não bộ và quá trình học tập, chi phối giai đoạn phát triển ban đầu của trẻ, trong khi đó, giấc ngủ chậm đảm trách nhiệm vụ phục hồi hàng ngày, sẽ theo chúng ta trong suốt phần còn lại của cuộc đời.

Thứ gia vị đắt nhất quả đất giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ
Tác giả, chuyên gia nghiên cứu cao cấp Gina Poe, giáo sư sinh học và sinh lý học tích hợp tại Đại học California, Los Angeles, người đã nghiên cứu giấc ngủ trong hơn ba mươi năm cho biết: "Đừng đánh thức trẻ trong giấc ngủ REM, trong khi não của chúng đang làm công việc quan trọng".

Nhóm các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng giấc ngủ REM giảm dần khi não phát triển về kích thước. Nếu ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ này chiếm khoảng 50%, thì sau mười năm, con số này giảm xuống còn khoảng 25% và tiếp tục giảm theo độ tuổi. Ở người lớn, giấc ngủ sâu chỉ chiếm khoảng 15% thời gian dành cho giấc ngủ.

"Giấc ngủ cũng quan trọng như thức ăn, - GS. Poe lưu ý. - Và thật kỳ diệu khi giấc ngủ phù hợp với nhu cầu của hệ thần kinh của chúng ta. Từ sứa, chim đến cá voi, tất cả đều ngủ. Giấc ngủ là liều thuốc thần dược và hoàn toàn miễn phí!"

Ngoài các nhà khoa học về thần kinh, nhóm nghiên cứu còn bao gồm nhiều nhà sinh học, toán học và chuyên viên thống kê, đồng thời xử lý kỹ thuật số loạt kết quả thu được của hơn 60 nghiên cứu liên quan đến con người và động vật.

Thảo luận