Ân xá cho Assange
«Chúng tôi kêu gọi quý vị hành động phù hợp với pháp luật quốc gia và quốc tế, đảm bảo nhân quyền và nguyên tắc pháp luật thượng tôn, kết thúc các phiên điều trần về việc dẫn độ và trao cho ông Assange sự tự do mà lẽ ra ông ấy phải được nhận từ lâu – tự do không bị tra tấn, không bị giam giữ và bỏ tù tùy tiện, cũng như không bị đàn áp chính trị», - đó là nội dung bức thư mà Sputnik được nguồn tin cung cấp.
Thư kiến nghị được gửi tới Thủ tướng Anh, Bộ trưởng Tư pháp, Bộ trưởng Ngoại giao và Nội vụ, các ông Boris Johnson, Robert Buckland, Dominik Raab và Preity Patel.
Trong thông điệp nêu ra lập luận xác nhận tố cáo rằng Assange sẽ phải đối mặt với phiên tòa không công bằng ở Hoa Kỳ, rằng ông này đang bị trấn áp vì động cơ chính trị, và nếu bị dẫn độ sang Mỹ, Assange có thể bị tra tấn. Ngoài ra, các tác giả bức thư chỉ ra những dấu hiệu vi phạm nhân quyền khác nhau trong vụ việc với người sáng lập Wikileaks.
Trong số những người ký thư kiến nghị có cựu Thủ tướng Tây Ban Nha Jose Zapatero, đương kim Tổng thống Argentina Alberto Fernandez, cựu Tổng thống Brazil Luis Lula da Silva, và cựu Thủ tướng Australia Kevin Rudd.
Vụ án Assange
Assange, người bị cáo buộc quấy rối tình dục và hiếp dâm ở Thụy Điển vào năm 2010, đã trốn tại Đại sứ quán Ecuador ở London từ tháng 6 năm 2012, vì sợ bị dẫn độ. Sáng ngày 11 tháng 4 năm 2019, ông bị bắt theo yêu cầu của Hoa Kỳ. Tòa án ở London đã kết luận ông vi phạm các điều kiện tại ngoại và kết án 11 tháng tù. Phiên điều trần về việc dẫn độ bắt đầu vào ngày 2 tháng 5 năm 2019. Ngay sau đó, nhà chức trách Mỹ thông báo họ đã đưa ra cáo buộc mới đối với Assange với 17 tiểu mục về vi phạm luật gián điệp và tiết lộ thông tin bí mật. Nếu bị dẫn độ sang Mỹ, Assange phải đối mặt với án tù lên đến 175 năm.
Đọc thêm: