Ở Đức nói về việc đe dọa của Mỹ do “Dòng chảy phương Bắc -2”

MOSKVA (Sputnik) - Bà Olga Petersen, Đại biểu Landstag (Nghị viện bang) Hamburg (thuộc đảng “Phương án thay thế cho nước Đức” (AfD) nói với báo Komsomolskaya Pravda về việc Hoa Kỳ gia tăng áp lực lên dự án “Dòng chảy phương Bắc -2” ngay từ trước khi xảy ra vụ lãnh đạo đối lập Nga Alexei Navalny.
Sputnik

Bà nói rõ rằng điều này xảy ra từ hồi đầu tháng Tám.

“Ba thượng nghị sĩ Mỹ, do ông Ted Cruz đứng đầu, đã viết một bức thư chính thức đe dọa lãnh đạo cảng Mukran của Đức, nơi được sử dụng để xây dựng đường ống dẫn khí đốt”, - bà Petersen nói.

Nghị sĩ này cho rằng việc từ bỏ “Dòng chảy phương Bắc -2”, dự án mà theo bà Đức rất quan tâm, sẽ kéo theo những hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế Đức. Bà nhắc lại rằng nhiều công ty của Đức và châu Âu đang tham gia vào dự án này.

“Việc dừng dự án “Dòng chảy phương Bắc -2” ngay lập tức sẽ kéo theo những tổn thất to lớn đối với họ, còn về kế hoạch trung hạn, nó có thể đồng nghĩa với việc giá nhiên liệu xanh đối với Đức sẽ tăng.

Có những phương án nào cho việc Berlin từ bỏ «Dòng chảy phương Bắc-2»

Bà Petersen cũng ủng hộ việc hoàn thành đường ống và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống Nga.

"Dòng chảy phương Bắc - 2"

Dự án “Dòng chảy phương Bắc -2” dự kiến xây dựng một đường ống dẫn khí đốt công suất 55 tỷ mét khối/năm từ bờ biển Nga đi qua biển Baltic đến Đức.

Ra sức phản đối dự án này có Mỹ, nước đang tích cực xúc tiến đưa khí đốt tự nhiên hóa lỏng sang EU, cùng với Ukraine và một số nước khác. Vào cuối năm ngoái, Washington đã áp đặt biện pháp trừng phạt đối với dự án này và yêu cầu các công ty liên quan đến việc triển khai dự án chấm dứt công việc ngay lập tức. Do vậy việc thi công đã bị đình chỉ.

Hiện nay Mỹ đang thảo luận việc mở rộng các biện pháp hạn chế đối với đường ống dẫn khí đốt. Bên cạnh đó vấn đề càng thêm phức tạp do vụ việc blogger Alexei Navalny và làn sóng kêu gọi ngăn chặn dự án đang dấy lên trong bối cảnh này. Moskva đã nhiều lần nhấn mạnh rằng “Dòng chảy phương Bắc-2” hoàn toàn là một dự án thương mại và đang được thực hiện vì lợi ích an ninh năng lượng của toàn bộ lục địa châu Âu.

Đọc thêm:

Thảo luận