Lầu Năm Góc: Áo chống đạn hay khẩu trang? Công nghiệp quốc phòng hay sức khỏe dân Mỹ?

Phần lớn số tiền 1 tỷ USD mà Quốc hội Mỹ cấp cho Lầu Năm Góc hồi tháng 3 để sản xuất thiết bị y tế đã được chuyển cho các nhà thầu quốc phòng. Số tiền này đã được dùng vào việc sản xuất phụ tùng động cơ phản lực, áo giáp và quân phục, The Washington Post viết.
Sputnik

Theo bài viết, đây là sáng kiến nhằm chống chủng coronavirus mới khiến khoảng 200 nghìn người Mỹ tử vong. Nhưng thay vào đó, số tiền này được sử dụng để lấp đầy thiếu hụt lâu nay trong nguồn cung quân sự.

Đạo luật Chăm sóc (The Cares Act), được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua trong năm nay, nhằm cung cấp kinh phí cho Lầu Năm Góc để "ngăn chặn, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch coronavirus". Nhưng vài tuần sau, Bộ Quốc phòng đã thay đổi thứ tự giải ngân, đi chệch hướng nghiêm trọng với kế hoạch của Quốc hội.

Johnson & Johnson sẽ sản xuất 100 triệu liều vắc xin chống COVID-19 cho nước Mỹ

Khoản tài trợ đã được chuyển cho các nhà thầu quốc phòng, bất chấp cảnh báo của các quan chức y tế Mỹ về tình trạng thiếu hụt kinh phí nghiêm trọng trong việc đối phó với đại dịch. Trong cuộc điều trần tại Thượng viện gần đây, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Robert Redfield cho biết các bang "rất cần" 6 tỷ USD để phân phối vắc xin cho người dân Mỹ vào đầu năm tới. Nhiều bệnh viện trong cả nước vẫn đang trong tình trạng thiếu khẩu trang N95 trầm trọng. Và đây chính là những vấn đề mà ban đầu khoản tiền ngân sách dự định giải quyết, tờ báo giải thích.

Ủy ban phân bổ do đảng Dân chủ kiểm soát cho biết rằng quyết định của Bộ Quốc phòng chuyển tiền cho tổ hợp công nghiệp-quân sự là trái với Đạo luật Chăm sóc (The Cares Act), vốn được cho là nhằm kích thích sản xuất thiết bị bảo vệ cá nhân. Đáp lại, các quan chức Lầu Năm Góc cho biết họ chưa bao giờ che giấu ý định của mình trước các nghị sĩ.

Ông Trump: Nga và Trung Quốc đã gửi trang thiết bị y tế tới Mỹ

Ngoài ra, họ cho biết các ưu tiên của Lầu Năm Góc có phần bị ảnh hưởng bởi một nghiên cứu được thực hiện năm 2018. Nghiên cứu đó chỉ ra hàng trăm thiếu sót trong chuỗi cung ứng có thể ngăn cản quân đội Mỹ cạnh tranh đối đầu với Trung Quốc.

Khoản tiền 1 tỷ USD đó chỉ là một phần nhỏ trong số 3 nghìn tỷ USD ngân sách khẩn cấp mà Quốc hội đã thông qua vào đầu năm nay để đối phó với đại dịch. Nhưng trường hợp này cho thấy dòng tiền “đôi khi” được chuyển hướng đến các công ty ban đầu không được hỗ trợ. Nó cũng cho thấy các quan chức và Quốc hội đã gặp khó khăn như thế nào trong việc theo dõi việc chi tiêu tiền ngân sách để can thiệp nếu có sự thay đổi.

Trên thực tế, chính quyền Trump đã không hề làm gì để ngăn chặn các công ty quốc phòng được đồng thời tiếp cận nhiều quỹ cứu trợ. Chính quyền cũng không cấm các công ty sa thải nhân viên để được nhận tiền tài trợ, The Washington Post lưu ý.

Lầu Năm Góc: Mỹ sẽ tiến hành hơn 40 vụ thử vũ khí siêu thanh trong 4 năm tới

Trong khi đó, do Tổng thống Trump hối thúc, Quốc hội hiện đang tranh luận về việc liệu có nên thông qua gói kích thích khác lớn hơn hay không. Song song với chuyện đó, Lầu Năm Góc và các nhà thầu quốc phòng đang kêu gọi bổ sung thêm 11 tỷ USD cho các chương trình của họ.

Đáng chú ý là việc tài trợ cho cuộc chiến chống coronavirus diễn ra trong bối cảnh cách chi tiêu quân sự của Mỹ đang gia tăng ở mức tối đa trong lịch sử. Ngân sách quốc phòng 686 tỷ USD cho năm tài chính 2019 có thể so sánh với mức chi tiêu điển hình trong Chiến tranh Lạnh hoặc ngay sau vụ 11/9. Mặc dù có một số gián đoạn liên quan đến đại dịch, các nhà thầu quốc phòng lớn như Lockheed Martin, General Dynamics và Northrop Grumman không gặp vấn đề gì lớn mà vẫn tiếp tục trả cổ tức cho các nhà đầu tư, The Washington Post nhấn mạnh.

Thảo luận