Bộ GTVT khởi công đồng loạt 3 dự án cao tốc Bắc – Nam

Theo kế hoạch, ngày 30/9, Bộ Giao thông Vận tải sẽ phối hợp với các tỉnh Thanh Hóa, Bình Thuận và Đồng Nai tổ chức đồng loạt lễ khởi công các dự án Mai Sơn – Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo – Phan Thiết và Phan Thiết – Dầu Giây.
Sputnik

Chuyển 3 dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông sang đầu tư công

Ngày 26/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông chủ trì buổi họp báo về Tình hình triển khai một số đoạn thuộc cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.

Quốc hội đồng ý đầu tư công một số dự án cao tốc Bắc-Nam, Hà Nội tự quyết thu, tăng phí

Theo đó, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông khẳng định 3 dự án thành phần chuyển sang hình thức đầu tư công là các đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Giây trên tuyến cao tốc Bắc – Nam sẽ đồng loạt khởi công vào ngày 30/9.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, trong hơn 1 tháng tập trung triển khai, Bộ GTVT đã thường xuyên tổ chức họp kiểm điểm tiến độ công việc để kịp thời đưa ra các chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, quán triệt các cơ quan, đơn vị, Ban Quản lý dự án thực hiện nghiêm quy định của pháp luật trong quá trình tổ chức triển khai các dự án.

Đặc biệt, để đảm bảo tiến độ, ngay thời điểm Chính phủ đề xuất Quốc hội chủ trương chuyển đổi hình thức đầu tư đối với 3 dự án (tháng 5/2020), Bộ GTVT đã chủ động lên kế hoạch, huy động đội ngũ cán bộ chủ chốt, có kinh nghiệm của các cơ quan đơn vị tham mưu, các Ban Quản lý dự án tập trung thời gian kể cả ngày nghỉ và ngoài giờ, khẩn trương tiến hành rà soát, chuẩn bị điều chỉnh các hồ sơ, thủ tục liên quan.

Ngay sau khi Quốc hội, Chính phủ có Nghị quyết chuyển đổi hình thức đầu tư, Bộ GTVT đã kịp thời thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thiết kế kỹ thuật, dự toán, hồ sơ mời thầu các gói thầu thuộc dự án, đảm bảo tuân thủ trình tự và quy định pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng, pháp luật về đấu thầu.

Bài học từ Bắc Kinh: Việt Nam có nên công bố hết dịch Covid-19?
“Bộ GTVT đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long và Ban Quản lý dự án 7, ngay sau khi mở thầu, tập trung đánh giá Hồ sơ dự thầu để lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được yêu cầu theo đúng quy định của pháp luật và của hồ sơ mời thầu. Đến thời điểm hiện nay, cả 3 dự án đã đủ điều kiện để khởi công xây dựng theo đúng quy định của pháp luật”, - Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho hay.

Theo Bộ GTVT, cả 3 dự án nêu trên đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu 1 gói thầu/1 dự án để tổ chức khởi công, các gói thầu còn lại phấn đấu hoàn thành toàn bộ trong tháng 10/2020.

Giải phóng mặt bằng: Nhiệm vụ tiên quyết quyết định tiến độ cao tốc Bắc – Nam

Được biết, dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45 đi qua địa phận 2 tỉnh: Ninh Bình, Thanh Hóa có chiều dài tuyến khoảng 63,37 km. Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết đi qua địa phận tỉnh Bình Thuận có chiều dài 100,8 km. Hai dự án này được thiết kế 4 làn xe, chiều rộng mặt đường 17m.

Dự án thành phần cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đi qua địa phận 2 tỉnh: Bình Thuận và Đồng Nai có chiều dài khoảng 99 km; phân kỳ đầu tư giai đoạn một là 4 làn xe, chiều rộng 17m, tốc độ tối đa 80 km/h.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Cao tốc Bắc – Nam chậm vì phải đúng quy trình

Cả 3 dự án được ưu tiên lựa chọn để chuyển đổi đầu tư từ phương thức đối tác công – tư sang đầu tư công sử dụng toàn bộ vốn ngân sách Nhà nước khi hoàn thành, đưa vào khai thác vào năm 2022 sẽ từng bước hình thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông có năng lực lớn, an toàn, tốc độ cao, đáp ứng nhu cầu vận tải, phù hợp với định hướng và quy hoạch phát triển GTVT; sẽ rút ngắn hành trình trên trục Bắc – Nam; khắc phục tình trạng ách tắc giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra trên Quộc lộ 1A; kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị các tỉnh Nam Trung Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ và từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Theo Bộ GTVT, nhiệm vụ khó khăn nhất quyết định tiến độ, chất lượng của dự án là công tác giải phóng mặt bằng. Trong quá trình thực hiện dự án, vướng mặt bằng dẫn đến việc tổ chức thi công khó khăn, không liên tục, thậm chí nảy sinh các vấn đề bất ổn về an ninh trật tự khu vực nơi các dự án đi qua.

Để phối hợp chặt chẽ với các địa phương triển khai công tác giải phóng mặt bằng cũng như thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã thành lập Ban Chỉ đạo về giải phóng mặt bằng, phân công các đồng chí lãnh đạo Bộ cùng với Ban quản lý dự án phối hợp với địa phương, xử lý các vấn đề xảy ra trong thời gian sớm nhất.

“Nhận thức được tầm quan trọng của dự án, các địa phương cũng khẩn trương thành lập Ban chỉ đạo tại địa phương, đồng chí Bí thư tỉnh, Chủ tịch tỉnh trực tiếp làm Trưởng, Phó ban. Tổ công tác liên ngành về giải phóng mặt bằng được lập ra để xử lý các vấn đề phát sinh. Đến nay, công tác giải phóng mặt bằng toàn dự án đã đạt 92%”, - Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết.
Thảo luận