Nâng khống giá thiết bị y tế: Doanh thu 375 tỷ, bệnh viện 21 tỷ, tiền còn lại vào túi ai?

Hàng loạt vụ nâng khống giá thiết bị y tế ‘ăn dày trên nỗi đau của người bệnh’ đang gây sốc dư luận Việt Nam, nhất là sau vụ khởi tố, bắt giam nguyên Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm và nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quốc Anh.
Sputnik

Mới đây, vụ việc liên quan đến giá thiết bị y tế ở Bệnh viện K, cụ thể là hệ thống chụp cộng hưởng từ 1.5 Tesla doanh thu 10 năm đạt gần 375 tỷ, Bệnh viện K chỉ thu được 21 tỷ đồng, tức mỗi năm thu khoảng 2,1 tỷ, trong khi thu của bệnh nhân trên 37,5 tỷ đồng cũng gây bức xúc. Số tiền còn lại đã đi đâu?

Nhức nhối loạt vụ nâng khống giá thiết bị y tế, ăn dày trên lưng bệnh nhân

Thời gian qua, hàng loạt cơ quan báo đài, truyền thông của Việt Nam lên tiếng phản ánh về việc nâng khống giá thiết bị y tế (đặc biệt sau hai vụ việc gây chấn động dư luận liên quan đến kết quả điều tra của Bộ Công an đối với việc cấu kết, nâng khống giá thiết bị phòng chống Covid-19 ở Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) và Bệnh viện Bạch Mai. Đương nhiên, thực tế đau lòng này không chỉ xuất hiện ở mỗi hai cơ sở trên.

Khởi tố Giám đốc Công ty CP Đầu tư trang thiết bị y tế Hà Tĩnh

Người bệnh, đã mang trong mình bao nỗi đau bệnh tật, khốn khổ chạy vạy lo tiền, khám chữa bệnh, đi lại, thậm chí là “bôi trơn”, “đút lót”, “đi phong bì” cho bác sĩ phẫu thuật, nhân viên y tế còn bị móc túi một cách trắng trợn thông qua việc nâng khống giá thiết bị y tês, cụ thể là lợi nhuận thực tế, giá cả thực tế, chênh lệnh rất nhiều so với những gì được kê rõ trong văn bản giấy tờ.

Vụ nâng khống giá thiết bị y tế ở CDC Hà Nội hay ở Bệnh viện Bạch Mai đã làm lộ rõ những tiêu cực đáng buồn trong hoạt động liên doanh liên kết, dưới các định nghĩa “xã hội hóa” và việc đầu tư trang thiết bị y tế dưới danh nghĩa “nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh” cho người dân ở nhiều bệnh viện, trung tâm, cơ sở y tế của Việt Nam.

Hãy bắt đầu từ Bệnh viện Bạch Mai. Ngày 26/9, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an ra thông báo về việc điều tra mở rộng vụ án “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai, Công ty Cổ phần công nghệ y tế BMS và các đơn vị có liên quan trong việc thực hiện các đề án lắp đặt máy, thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh tại cơ sở y tế này theo hình thức “xã hội hóa”.

Bộ Công an đã căn cứ vào kết quả điều tra và hồ sơ, tài liệu thu thập được để tiến hành khởi tố vụ án về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, đồng thời công bố lệnh khởi tố bị can, bắt tạm giam và khám xét đối với nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quốc Anh (sinh năm 1959), nguyên Phó Giám đốc Bạch Mai Nguyễn Ngọc Hiền (sinh 1960) và Trịnh Thị Thuận (sinh năm 1974), Kế toán trưởng kiêm Trưởng phòng tài chính kế toán của Bệnh viện.

Theo thông tin trên báo Tuổi trẻ, kể từ thời điểm năm 2007 đến nay, một trong những bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh lớn nhất của Việt Nam này đã thực hiện triển khai tới 35 đề án xã hội hóa, góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp và cán bộ nhân viên để đặt mua thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh tại một số khoa, phòng của bệnh viện.

Theo báo cáo, hiện tại bệnh viện đã thanh lý hợp đồng 10 đề án, còn lại 25 đề án vẫn đang được hực hiện.

Cụ thể, trong đó 23 đề án với 10 đối tác là các công ty bên ngoài, 2 đề án do cán bộ công nhân viên tại các khoa, trung tâm của bệnh viện góp vốn thực hiện.

Số liệu được cập nhật cho thấy, trong báo cáo tổng kết cuối năm ngoái, tức 31/12/2019, Bệnh viện cho hay, tổng doanh thu khám chữa bệnh của 25 đề án này đạt 2.500 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí đầu tư và các chi phí liên quan, đối tác là các công ty hưởng gần 1.000 tỷ đồng. Bạch Mai thu về hơn 725 tỷ đồng.

Trong đó các khoa, trung tâm của bệnh viện được hưởng 209 tỷ đồng, còn lại 516 tỷ đồng nhập vào các quỹ đầu tư phát triển và quỹ lương, thu nhập tăng thêm của bệnh viện được quản lý tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội.

Rốt cuộc thiết bị y tế chống Covid-19 ở Thái Bình là hàng Nhật hay Trung Quốc?

Chưa hết, kết quả điều tra ban đầu của Công an và cơ quan chức năng cũng xác định giai đoạn 2009-2019, giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quốc Anh đã trực tiếp chỉ đạo thực hiện các đề án liên doanh liên kết đầu tư trang thiết bị y tế.

Cụ thể, quá trình thực hiện có nhiều dấu hiệu sai phạm trong điều hành, quản lý, vì động cơ cá nhân, một số nguyên lãnh đạo bệnh viện đã vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật, gây thiệt hại lớn về tiền, tài sản của người bệnh và tiền của Bảo hiểm y tế (BHYT).

Đúng như trong thông cáo báo chí của Bộ Công an ngày 26/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã làm rõ hành vi của một số lãnh đạo, cán bộ Bệnh viện Bạch Mai đã lợi dụng cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp y tế, chủ trương xã hội hóa liên doanh, liên kết mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ khám, chữa bệnh.

Bộ Công an cũng nhắc lại vì động cơ cá nhân làm trái quy định của Nhà nước, quy định của Bộ Tài chính và Bộ Y tế, chấp thuận cho Công ty BMS tham gia đề án, nâng giá thiết bị lên nhiều lần, đẩy giá dịch vụ lên cao nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của người bệnh, gây bất bình trong dư luận xã hội. Hành vi trên của lãnh đạo, cán bộ Bệnh viện Bạch Mai đã phạm vào tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Minh chứng rõ nhất trong vụ này, chỉ cần nhìn vào việc mua và sử dụng 2 robot Mako và Rosa đã bị đẩy giá cao lên từ 2-4 lần so với giá mua vào, khiến người bệnh phải chi gấp nhiều lần chi phí khấu hao thiết bị trên mỗi ca phẫu thuật (từ hơn 4 triệu lên hơn 23 triệu đồng).

Hay như trường hợp của bệnh nhân Cao Thị Gái, nhà ở Nam Định, một bệnh nhân được phẫu thuật bằng robot ở Bệnh viện Bạch Mai với chi phí lên tới 140 triệu đồng được Lao Động phản ánh, thì điều đáng nói ở đây là, bác Gái cũng chỉ là một trong khoảng 500 người bệnh từng được phẫu thuật với robot với cái giá đắt gấp nhiều lần số tiền thực sự mà người bệnh phải trả.

Bệnh viện K nói gì về giá của robot Da Vinci Xi?

Sau hàng loạt vụ việc nâng khống giá thiết bị y tế bị phanh phui, dư luận nhận định, tình trạng nâng giá thiết bị không chỉ có tại Bệnh viện Bạch Mai.

Nga cảm ơn Việt Nam gửi thiết bị y tế hỗ trợ chống Covid-19
Hồi năm 2017, vụ cây kim cánh bướm giá chỉ 1.100 đồng của Bệnh viện Việt Đức và cũng cùng cây kim ấy lại đội giá lên 7.350 đồng ở Chợ Rẫy (TP.HCM) do Kiểm toán nhà nước dẫn chứng ra cũng chứng minh mức độ chênh lệch giá vô cùng lớn trong mua sắm vật tư y tế.

Chuyện robot phẫu thuật của Bạch Mai bị đội giá từ 7,4 tỷ đồng lên 39 tỷ gấp hơn 5 lần hay thiết bị y tế giá 13 tủ lại trúng thầu vào bệnh viện với giá gần 40 tỷ. Có người cho rằng, đây không phải là vụ “đen quá, nên bị lộ”, mà nó còn phô bày ra hàng loạt những tiêu cực tương tự trong ngành y tế, “ăn dày trên nỗi đau bệnh tật của bệnh nhân”.

Hay như gần đây, Bệnh viện K có đầu tư bằng ngân sách nhà nước một robot Da Vinci Xi được quảng bá là robot hiện đại, hiệu quả để sử dụng trong quá trình phẫu thuật cho bệnh nhân bị ung thư.

Nâng khống giá thiết bị y tế: Doanh thu 375 tỷ, bệnh viện 21 tỷ, tiền còn lại vào túi ai?

Thông tin trên tờ khai hải quan ngày 3/10/2019 đối với hệ thống robot nội soi Da Vinci Xi và các phụ kiện kèm theo có giá trên hóa đơn là 2,2 triệu USD, giá để tính thuế là hơn 50,9 tỷ đồng, cộng với tiền thuế giá trị gia tăng (5%), tổng giá trị thiết bị này xấp xỉ 53,5 tỷ đồng.

Vợ chồng Johnathan Hạnh Nguyễn góp 6 tỷ mua thiết bị y tế chống Covid-19

Ấy thế mà theo quyết định trúng thầu, giá thiết bị robot nội soi này khi được bán vào Bệnh viện K đã lên tới trên 88 tỷ đồng.

Đại diện Bệnh viện K cho biết, bệnh viện mua thiết bị thông qua đấu thầu rộng rãi, giá khai hải quan của thiết bị hơn 50 tỷ đồng là chưa tính các thành phần cấu thành trên hợp đồng như chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ từ nhà sản xuất để bệnh viện vận hành thành thạo trang thiết bị và chi phí bảo hành.

Chưa hết, trước đó, cũng có một bệnh viện tuyến trung ương ở Hà Nội mua loại robot phẫu thuật nội soi cho trẻ em giá lên tới 95 tỷ đồng. Chuyện quả nhiên không phải đùa. Có hay không các vụ nâng khống ở Bệnh viện K hay cơ quan y tế khác, dư luận cần chờ sự vào cuộc của cơ quan chức năng.

Doanh thu 375 tỷ, bệnh viện chỉ thu 21 tỷ, tiền còn lại đi đâu?

Trước đó, trong báo cáo điều tra, Cơ quan Công an đã làm rõ doanh thu từ các hệ thống máy trong đề án liên doanh liên kết đặt tại Bệnh viện Bạch Mai được trích 2 - 7% chuyển về các khoa.

Đồng thời, trong 25 đề án mà bệnh viện này đã triển khai, doanh thu chuyển về các khoa là 209 tỷ đồng. Riêng khoa chẩn đoán hình ảnh được nhận hơn 134 tỷ đồng.

Theo kết quả điều tra, số tiền này đã được các khoa chi cho nhân viên và các lãnh đạo khoa, lãnh đạo bệnh viện, trong đó có một số cá nhân là lãnh đạo khoa đã được chia số tiền hơn 5 tỷ đồng. Việc các khoa được hưởng số tiền lớn như vậy, theo cơ quan điều tra, là có dấu hiệu của hành vi “lập quỹ trái phép” và “hành vi vụ lợi”.

Thực tế, Bạch Mai là một trong những bệnh viện lớn nhất của Việt Nam, với nguồn thu rất lớn lên tới cả chục ngàn tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, đầu tư trở lại cho cơ sở vật chất không nhiều, hầu hết thiết bị y tế (từ máy chụp cộng hưởng từ, robot phẫu thuật) của bệnh viện cũng đều là nguồn xã hội hóa. Đây là điều đáng chú ý vì nó cho thấy lợi nhuận từ dịch vụ y tế không chảy vào ngân sách của bệnh viện mà sẽ chui vào túi một số cá nhân nhất định.

Bộ Y tế cam kết bổ sung cán bộ, thiết bị cho y tế cơ sở trong quý 1/2019

Tài liệu điều tra của cơ quan Công an cũng cho thấy có tình trạng tăng hoặc lạm dụng chỉ định sử dụng trang thiết bị y tế xã hội hóa trong dịch vụ khám chữa bệnh, làm gia tăng gánh nặng chi phí cho người bệnh.

Điển hình như một dự án xã hội hóa ở Bệnh viện K cho thấy sau khi trừ các chi phí chụp CT scanner 64 dãy và 128 dãy (không bao gồm thuốc cản quang) chi phí 3,5 triệu đồng/ca, bệnh viện và công ty chỉ được lợi nhuận trên 170.000 đồng, chia 50/50, mỗi bên chỉ được nhận trên 85.000 đồng/ca bệnh.

Con số này là rất bất thường, khi nhà đầu tư nào bỏ ra tiền tỷ lại chấp nhận lợi nhuận mỗi ca chụp chỉ 85.000 đồng. Bệnh viện cũng có mặt bằng, có thương hiệu, có bệnh nhân, có bác sĩ nhưng cũng chỉ thu được 85.000 đồng/ca.

Nhưng không chỉ thiết bị này, mà hàng loạt thiết bị khác đầu tư theo diện xã hội hóa tại bệnh viện này cũng có khoản thu về cho bệnh viện rất ít. Hệ thống chụp CT 128 lát cắt doanh thu 10 năm là hơn 211 tỷ đồng, nhưng bệnh viện chỉ thu được trên 6 tỷ, tức mỗi năm bệnh viện thu được khoản lợi nhuận chỉ hơn 600 triệu đồng, trong khi bệnh nhân phải chi hơn 20 tỷ.

Đặc biệt, hệ thống chụp cộng hưởng từ 1.5 Tesla doanh thu 10 năm gần 375 tỷ, bệnh viện chỉ thu được 21 tỷ, tức mỗi năm 2,1 tỷ, trong khi thu của bệnh nhân trên 37,5 tỷ đồng/năm.

Trả lời về vấn đề này, đại diện Bệnh viện K nêu lý do phần lợi nhuận bệnh viện thu được trong các đề án xã hội hóa quá thấp là do bệnh viện đã xây dựng giá thu trên cơ sở bù đắp chi phí và tích lũy không quá 10% để đảm bảo giá thu thấp cho người bệnh.

Bệnh viện cũng cho rằng hằng năm đều rà soát, thương thảo, điều chỉnh các hợp đồng liên doanh liên kết, mức viện phí để “hài hòa lợi ích nhà đầu tư, bệnh viện và người bệnh”.

Hàng loạt bệnh viện có dấu hiệu làm sai quy định, Bộ Y tế nói gì?

Có thể thấy, những vụ nâng khống giá thiết bị y tế là hậu quả của sự lạm dụng cơ chế tự chủ, cho phép tự chủ mua nhưng thiếu giám sát, kiểm tra, tạo kẽ hở trong việc mua sắm thiết bị y tế, nâng khống giá dịch vụ khám, chữa bệnh tại các bệnh viện, hay như báo chí thường nói là “ăn dày trên lưng bệnh nhân”.

Trước đó, một thành viên của Thanh tra Chính phủ cho biết việc liên doanh liên kết trong các bệnh viện thực hiện theo quy định tại thông tư 15 năm 2007 của Bộ Y tế. Thông tư 15 đã tạo ra hành lang pháp lý để huy động nguồn vốn xã hội rất lớn phục vụ nhu cầu cấp bách về khám chữa bệnh cho nhân dân trong khi ngân sách nhà nước còn hạn hẹp.

Bất ngờ con số chi tỷ USD/năm mua sắm thiết bị y tế

Tuy nhiên, vị thanh tra này cho biết, quá trình thực hiện, nhiều cơ sở khám chữa bệnh và doanh nghiệp liên kết đã thực hiện sai các quy định của thông tư 15 và các quy định pháp luật liên quan.

Đồng thời, trong thời gian qua, công tác thanh tra, điều tra đã làm rõ một số vi phạm phổ biến như thẩm định giá trái pháp luật theo hướng đẩy giá thiết bị lên cao, tăng chi phí vận hành, đào tạo, bảo hành bảo trì. Việc ký kết hợp đồng liên kết dưới hình thức doanh nghiệp góp vốn bằng thiết bị y tế hoặc doanh nghiệp cho bệnh viện mượn thiết bị để sử dụng kèm theo điều khoản cam kết mua hóa chất, vật tư độc quyền từ đối tác và không quy định định mức tiêu hao hóa chất.

“Thực tế cho thấy một số bệnh viện tăng chỉ định sử dụng các máy xã hội hóa để nhanh thu hồi vốn, tăng thu nhập cho bên góp vốn. Việc này kết hợp với việc tăng giá trị vốn góp đầu vào sẽ càng làm gia tăng lợi ích của doanh nghiệp. Mặt khác, khi thiết bị đã thu hồi đủ vốn so với hợp đồng đã ký, các bệnh viện tiếp tục sử dụng nhưng không giảm giá dịch vụ, không tính toán lại tỷ lệ phân chia lợi nhuận”, vị thanh tra Chính phủ cho hay.

Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế) thì cho biết, hiện nay theo chủ trương của Chính phủ, của Bộ Y tế, việc phân cấp trong công tác quản lý và mua sắm trang thiết bị y tế rất rõ ràng.

Cụ thể, theo lời ông Tuấn, Bộ Y tế chủ trương phân cấp mạnh trong vấn đề này, từ khâu lên kế hoạch đến phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kể cả định mức và tiêu chuẩn sử dụng cũng sẽ phân cấp.

Bộ Y tế chỉ quản lý những gì thật cần thiết và liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Bộ Y tế. Trang thiết bị y tế, đơn vị sử dụng, người sử dụng phải là người nắm bắt rõ chắc nhất nhu cầu và khả năng khai thác sử dụng cũng như điều kiện khai thác sử dụng của họ”, ông Tuấn khẳng định với Lao Động.

Điều thứ hai, theo Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, việc đấu thầu theo đúng quy định, chủ đầu tư là các đơn vị phải thực hiện hết chức năng nhiệm vụ của mình, như quyết định mua cái gì, xây dựng xác định giá tham chiếu ra sao thì Bộ Y tế đều đã hướng dẫn.

Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị công trình y tế cũng phải lên tiếng rằng thực tế vẫn xảy ra hiện tượng ủy quyền lòng vòng hay thổi giá trang thiết bị y tế, khiến cho người bệnh phải gánh chi phí y tế lớn.

“Mỗi nấc ủy quyền lòng vòng sẽ đội lên một giá, thứ 2 là trách nhiệm đối với bảo hành bảo trì chất lượng sản phẩm, nghĩa vụ đối với đơn vị sử dụng, người sử dụng cũng không có” – ông Tuấn thừa nhận.

Theo Vụ trưởng, Bộ Y tế đã có lộ trình công khai minh bạch giá trang thiết bị y tế từ trước, hiện đã công bố bước một là công khai cổng thông tin để cho các doanh nghiệp, các công ty, các hãng có mặt tại Việt Nam phải công khai giá trang thiết bị y tế.

Bác sĩ Việt Nam sẽ nhận trang thiết bị y tế sáng tạo từ Nga

Trao đổi về vấn đề vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị y tế trong các vụ việc nâng khống giá thiết bị y tế, ông Nguyễn Minh Tuấn cho rằng, Thông tư 14 đã nâng cao rõ vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị trong việc mua sắm trang thiết bị y tế.

“Lãnh đạo bệnh viện không thể nói không biết. Anh không biết thì phải có bộ phận tham mưu. Thông tư 14 đã nêu rõ trách nhiệm của phòng Vật tư, phải có trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo. Trên cơ sở đó sẽ nâng cao vai trò trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị”, Vụ trưởng Nguyễn Minh Tuấn nêu rõ.

Trước thực trạng đáng báo động này, Bộ Y tế đã thành lập tổ thẩm định giá các thiết bị mới được mua sắm trong thời gian qua, theo hướng xem xét mức giá thời điểm bệnh viện mua, với cấu hình, chất lượng thiết bị thì mức giá hợp lý là bao nhiêu.

“Chắc chắn sẽ tốt hơn, giá trang thiết bị y tế sẽ giảm. Công khai, minh bạch giá trang thiết bị y tế sẽ là cơ sở để các cơ sở tham chiếu trước khi mua, xem giá gốc là bao nhiêu”, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường khẳng định.
Thảo luận