Việt Nam bình luận về sự leo thang của xung đột ở Karabakh

HÀ NỘI (Sputnik) - Việt Nam kêu gọi các bên xung đột ở Nagorno-Karabakh giải quyết xung đột trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Sputnik

Việt Nam lo ngại về tình hình ở Karabakh

Trong cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên Sputnik về tình hình ở Karabakh: 

Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố về việc lính đánh thuê nước ngoài dồn đến Karabakh

“Việt Nam rất lo ngại về sự leo thang của xung đột ở Karabakh. Chúng tôi ủng hộ những nỗ lực của Nhóm Minsk-OSCE. Chúng tôi kêu gọi tất cả các nước kiềm chế bạo lực, nỗ lực vì lợi ích của nhân dân hai nước và giải quyết xung đột trên cơ sở luật pháp quốc tế, góp phần to lớn vào hòa bình và ổn định ở khu vực và trên thế giới". 

Bùng phát tình hình xung quanh Nagorno-Karabakh

Ngày 27 tháng 9, Bộ Quốc phòng Azerbaijan tuyên bố rằng Lực lượng vũ trang Armenia đã nã pháo vào các điểm dân cư trên tuyến giáp ranh ở Karabakh, gây thương vong dân sự và quân sự. Còn theo Bộ Quốc phòng Armenia, khu vực Karabakh «đã bị tấn công bằng tên lửa và oanh tạc đường không». Yerevan tố cáo Baku «đã khởi động tấn công» theo hướng Karabakh. Tại nước Cộng hòa Nagorno-Karabakh không được công nhận có thông báo rằng các điểm dân cư yên bình ở Karabakh kể cả thủ phủ Stepanakert đã hứng chịu pháo kích, chính quyền kêu gọi cư dân tìm nơi tránh bom đạn và sau đó công bố chế độ thiết quân luật và tổng động viên ở Karabakh. Armenia cũng ban bố thiết quân luật và tổng động viên. Còn Baku tuyên bố không cần điều động, quân đội đã hoàn toàn sẵn sàng. Tổng thống Azerbaijan phê duyệt chế độ thiết quân luật tại hàng loạt thành phố và khu vực, áp dụng giới nghiêm trong cả nước. Hàng loạt quốc gia, trong đó có LB Nga và Pháp, đã lên tiếng kêu gọi các bên kiềm chế. 

Xung đột ở Karabakh bắt đầu vào tháng 2 năm 1988, khi Khu tự trị Nagorno-Karabakh tuyên bố độc lập, tách ra khỏi thành phần Cộng hoà XHCN Xô-viết Azerbaijan. Trong quá trình đối đầu vũ trang những năm 1992-1994, Azerbaijan mất quyền kiểm soát đối với Nagorno-Karabakh và bảy khu vực liền kề. Từ năm 1992 tiến hành các cuộc đàm phán nhằm giải quyết xung đột theo con đường hoà bình, trong khuôn khổ Nhóm OSCE Minsk đứng đầu là ba đồng Chủ tịch - Nga, Hoa Kỳ và Pháp. Azerbaijan khăng khăng đòi toàn vẹn lãnh thổ như trước kia, còn Armenia bảo vệ quyền lợi của nước Cộng hòa không được công nhận, vì Cộng hòa Nagorno-Karabakh không phải là một bên trong cuộc đàm phán. 

Thảo luận