Bà Merkel liên kết với các ông Putin, Trump và Macron trong lập trường về xung đột Nogorno-Karabakh

Khi nói chuyện điện thoại với Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã kêu gọi tất cả các bên trong cuộc xung đột leo thang ở Nagorno-Karabakh lập tức chấm dứt hoạt động chiến sự và trở lại bàn đàm phán.
Sputnik

Tuyên bố chung của Nga, Hoa Kỳ và Pháp về Karabakh

Như vậy Thủ tướng Đức ủng hộ tuyên bố do các nước đồng Chủ tịch khác của Nhóm OSCE Minsk đưa ra ngày 1 tháng 10.

Việt Nam bình luận về sự leo thang của xung đột ở Karabakh

Khi đó, Tổng thống Nga, Hoa Kỳ và Pháp, các ông Vladimir Putin, Donald Trump và Emmanuel Macron, đã có Tuyên bố chung về Karabakh. Trong tài liệu này lưu ý rằng các nguyên thủ quốc gia kiên quyết lên án sự leo thang bạo lực trên tuyến giáp ranh trong khu vực xung đột Nagorno-Karabakh. Các vị Tổng thống thương tiếc về tổn thất sinh mạng dân sự và gửi lời chia buồn với gia đình những người thiệt mạng và bị thương.

Theo lời vị đại diện Chính phủ Đức Ulrike Demmer, Thủ tướng Merkel bày tỏ sự lo ngại về những cuộc đụng độ đang tiếp diễn và số lượng nạn nhân ngày càng tăng trong khu vực xung đột Karabakh. Bà Merkel cũng lên tiếng ủng hộ hướng các bên xung đột đồng ý tạm đình chiến nhân đạo để đưa thi hài các binh sĩ thiệt mạng ra khỏi khu vực chiến sự.

Stepanakert bị pháo kích

Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Azerbaijan tiếp tục pháo kích vào thủ phủ Stepanakert của Cộng hòa Nagorno-Karabakh chưa được công nhận. Như ông Artsrun Hovhannisyan, đại diện Bộ Quốc phòng Armenia thông báo trên Facebook, hiện vẫn tiếp diễn bắn phá gây thương vong trong dân thường.

Đồng thời, Bộ trưởng Quốc phòng Azerbaijan Zakir Hasanov đưa ra bình luận rằng từ phía lãnh thổ Armenia có vụ pháo kích nhắm vào thành phố Ganja và vùng Fizuli của nước Cộng hòa, như tin do Baku  công bố trước đó. Theo lời Bộ trưởng Hasanov, những cuộc bắn pháo này «mang tính chất khiêu khích công nhiên và mở rộng vùng có hoạt động chiến sự».

Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố về việc lính đánh thuê nước ngoài dồn đến Karabakh

Xung đột ở Nagorno-Karabakh

Xung đột ở Nagorno-Karabakh bắt đầu vào năm 1988, khi khu tự trị tuyên bố rút khỏi Azerbaijan thuộc Liên Xô. Sau cuộc đối đầu vũ trang năm 1992-1994, Baku mất quyền kiểm soát đối với khu vực cũng như bảy khu vực lân cận. Kể từ năm 1992, các cuộc đàm phán về một giải pháp hòa bình đã được tiến hành trong khuôn khổ của Nhóm OSCE Minsk, do ba đồng chủ tịch - Nga, Mỹ và Pháp đứng đầu.

Vào cuối tuần trước, tình hình leo thang: Baku và Yerevan cáo buộc lẫn nhau về sự khởi đầu của các hành động thù địch. Armenia đã tuyên bố thiết quân luật và tổng động viên. Lệnh giới nghiêm và tổng động viên một phần cũng được công bố ở Azerbaijan.

Tình hình càng trở nên trầm trọng hơn khi Thổ Nhĩ Kỳ (một thành viên NATO) tích cực hỗ trợ Azerbaijan, vào đêm trước Yerevan thông báo rằng F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ Su-25 của Không quân Armenia trong không phận Armenia; Ankara và Baku đã phủ nhận điều này. Về phần mình, Armenia là một thành viên của CSTO.

Cộng đồng quốc tế kêu gọi các bên kiềm chế.

Đọc thêm:

Thảo luận