Trực thăng bay đêm cứu ngư dân bị nạn ở khu vực quần đảo Trường Sa

Bệnh nhân được đánh giá bị tắc mạch, có biểu hiện nhồi máu não bán cầu phải. Do đột quỵ, xuất huyết não diện rộng, hiện bệnh nhân tiên lượng rất nặng.
Sputnik

Kịp thời chuyển bệnh nhân từ Trường Sa về đất liền cấp cứu

Sáng 4/10, Binh đoàn 18, Tổng công ty Trực thăng Việt Nam (Bộ Quốc phòng) cho biết đơn vị vừa hoàn thành chuyến bay cấp cứu y tế trong đêm 3/10. Trước đó, Binh đoàn 18 nhận được đề nghị bay cấp cứu y tế đối với bệnh nhân Lê Văn Dũng, sinh năm 1965, quê quán Bình Kiến, TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), là ngư dân tàu cá PY 96932, bị đột quỵ não bán cầu phải.

Ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc tấn công: Xói mòn niềm tin hai dân tộc

Theo đề nghị của Cục Cứu hộ – Cứu nạn và được sự đồng ý của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Binh đoàn 18 đã triển khai cho Công ty Trực thăng miền Nam (Binh đoàn 18) nhanh chóng xây dựng kế hoạch, phương án bay cấp cứu, với tổ bay gồm Trung tá, phi công cấp 1 Phạm Ngọc Hoài và Đại úy, phi công cấp 1 Nguyễn Trung Kiên; máy bay sử dụng bay cấp cứu là trực thăng hiện đại EC-225 mang số hiệu VN-8618. Công ty Trực thăng miền Nam đã tổ chức hiệp đồng chặt chẽ với Bệnh viện Quân y 175 và các đơn vị liên quan.

Sau khi nắm bắt thời tiết khu vực quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa) và hoàn thành công tác chuẩn bị vào lúc 14 giờ 52 phút ngày 3/10, máy bay cất cánh từ Vũng Tàu đến sân bay Tân Sơn Nhất đón lực lượng y tế và bay ra Trường Sa. Lúc 18 giờ 8 phút, máy bay hạ cánh tại Trường Sa. Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, máy bay cất cánh từ Trường Sa, về hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 22 giờ 20 phút; tiến hành phối hợp với lực lượng y tế đưa nạn nhân đi cấp cứu, hoàn thành chuyến bay cấp cứu, bảo đảm an toàn tuyệt đối.

Trực thăng bay đêm cứu ngư dân bị nạn ở khu vực quần đảo Trường Sa

Qua điều trị tại Bệnh viện Quân y 175, Thượng uý, bác sĩ Đinh Văn Hồng, người trực tiếp điều trị cho ngư dân Lê Văn Dũng nhận định, sau khi chụp CT sọ não, được đánh giá bị tắc mạch, có biểu hiện nhồi máu não bán cầu phải. Do đột quỵ, xuất huyết não diện rộng, bệnh nhân được tiên lượng rất nặng, hiện đang được đánh giá xét nghiệm và có hội chẩn để có hướng điều trị tiếp theo.

Trực thăng bay đêm cứu ngư dân bị nạn ở khu vực quần đảo Trường Sa

Trực thăng đưa ngư dân bị phù não về đất liền chữa trị ở TP.HCM

Ở một diễn biến khác, ngày 26/9, trực thăng EC225 mang số hiệu VN8619 của Binh đoàn 18 cùng tổ cấp cứu đường không bệnh viện Quân y 175 đã kịp thời đưa một ngư dân bị bệnh nặng tại khu vực đảo Phan Vinh, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa về đất liền điều trị.

Xác định được tàu hàng đâm chìm tàu cá, bỏ mặc 3 ngư dân giữa biển Bình Định

Bệnh nhân là Trần Quốc Oanh, sinh năm 1979, quê ở xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Người này sau khi được trực thăng đưa về tới sân bay Tân Sơn Nhất đã được chuyển về Bệnh viện Quân y 175 trong tình trạng hôn mê, không dùng máy trợ thở. Qua các xét nghiệm chuyên sâu, bệnh nhân được chẩn đoán bị phù và xuất huyết não, kèm nhiều biến chứng mức độ nặng.

Trước đó, ngư dân Trần Quốc Oanh, hành nghề lưới vây cá ngừ cùng 12 lao động trên tàu cá BĐ 97092 TS. Vào khoảng 10 giờ 40 phút ngày 25/9, trong lúc đánh bắt hải sản trên tàu, bệnh nhân có biểu hiện đau đầu dữ dội, nôn khan, co giật, sùi bọt mép. Bệnh nhân được tàu cá đưa vào bệnh xá đảo Phan Vinh cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu, co giật, đồng tử chỉ còn 1 mm, không đáp ứng ánh sáng.

Tại đây, Quân y đảo Phan Vinh đã tích cực thăm khám và điều trị bước đầu cho bệnh nhân. Thông qua hội chẩn, các bác sĩ chẩn đoán ban đầu nhận định ngư dân bị vỡ phình mạch não, chưa loại trừ viêm màng não, tiên lượng rất nặng. Ngay sau đó, mặc dù thời tiết xấu nhưng tổ cấp cứu hàng không vẫn quyết tâm bay ra đảo hỗ trợ đưa bệnh nhân về đất liền tiếp tục theo dõi và điều trị.

Thảo luận