Điều gì ngáng trở giải pháp hòa bình cho xung đột Karabakh

MATXCƠVA (Sputnik) - Việc Ankara ủng hộ Baku trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh đang cản trở triển vọng dàn xếp hòa bình, ông Vadim Mukhanov chuyên viên từ Trung tâm Các vấn đề Kavkaz và An ninh khu vực thuộc MGIMO nêu nhận xét.
Sputnik

Thổ Nhĩ Kỳ giữ vai trò nào trong xung đột Armenia-Azerbaijan

«Tác động của Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh hoàn toàn ủng hộ phía Azerbaijan rõ ràng không giúp các bên xung đột suy nghĩ về đàm phán mà ngược lại, sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ đã thúc đẩy và mê hoặc Azerbaijan ráo riết tăng cường lập trường vũ lực. Dễ thấy là điều này mâu thuẫn với những đề xuất giải quyết cuộc xung đột bằng con đường hòa bình», - chuyên gia Mukhanov phân tích.

Theo ông, trong cuộc xung đột này Thổ Nhĩ Kỳ hiện giữ quan điểm tiêu cực và không mang tính xây dựng. Chuyên gia nhấn mạnh rằng xung đột không chỉ thuần tuý hạn chế ở Karabakh nữa.

Nga đánh giá về sự cần thiết phải đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tới Karabakh
«Từ lâu nó đã biến từ tranh chấp lãnh thổ đơn thuần thành cuộc xung đột giữa các sắc tộc Armenia-Azerbaijan. Những tuyên bố mà các bên đưa ra nhìn chung không  cho phép nói đến khả năng đạt thành tựu ngừng bắn và các nước Cộng hoà láng giềng sẽ sống trong hoà bình…chỉ dọc theo đường giáp ranh, chứ tôi không nói về Karabakh», - chuyên gia giải thích

«Xét theo mọi điều, rõ ràng chúng ta đang phải đối mặt với một cuộc chiến tranh hao tổn kéo dài», - ông Mukhanov nhận xét.

Kêu gọi chấm dứt hành động chiến sự ở Nagorno-Karabakh

Theo quan điểm ​​của ông Vadim Mukhanov, những lời kêu gọi của Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nagorno-Karabakh không được công nhận về việc cần công nhận nền độc lập của đất nước này như là điều kiện chính để lập lại hòa bình, thì giờ đây khó có thể được coi là cơ sở cho đàm phán.

«Lời kêu gọi này không phải là mới. Rõ ràng là các bên trong cuộc xung đột, trước hết là Baku, hoàn toàn không chấp nhận điều kiện như vậy. Vì thế, chắc là chỉ có thể thương lượng được nếu có tác động từ sự đoàn kết quốc tế nghiêm túc và thậm chí là áp lực với các bên», - chuyên gia nhấn mạnh.

Đọc thêm:

Thảo luận