Cán cân lực lượng ở Thái Bình Dương: Ưu thế rõ rệt của Trung Quốc so với Hoa Kỳ

Tài liệu mà Bộ Tư lệnh lực lượng vũ trang Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ chuẩn bị hồi mùa hè và mới cho tiếp cận gần đây giới thiệu kết luận của các nhà quân sự Mỹ về ưu thế ngày càng tăng của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc so với Hoa Kỳ và các đồng minh của lực lượng này đang đồn trú thường xuyên ở phần Tây Thái Bình Dương.
Sputnik

Trong bài báo dành cho Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nhận xét rằng thay đổi cán cân chiến lược ở Tây Thái Bình Dương là quá trình có tầm quan trọng nhất định đối với chính trị thế giới đương đại. Tuy nhiên, ông cũng như nhiều chuyên gia khác đặt câu hỏi nghi vấn độ tin cậy của dữ liệu và kết luận của các nhà quân sự Mỹ.

Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc gây bất ổn khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương

Bài thuyết trình có tính đến sự hiện diện thường trực của lực lượng Hoa Kỳ trong khu vực. Nếu xét về mặt này, ngay bây giờ đã thấy có vượt trội đáng kể thiên về phía Bắc Kinh. Ví dụ, theo quan điểm của các tác giả bài thuyết trình, Trung Quốc có tới 1.050 máy bay chiến đấu hiện đại (thế hệ 4-5) đối lại với 175 chiếc của phía Mỹ. Cơ số máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc ước tính khoảng 175 chiếc, trong khi Mỹ có 12 máy bay ném bom chiến lược thường trực trong khu vực.

Theo dữ liệu trong bài thuyết trình, Hải quân Trung Quốc có 46 tàu nổi thuộc các lớp hiện đại cơ bản. Cách tính toán xếp hạng khá thú vị: các khu trục hạm thuộc loại 052D, khu trục hạm lớn duy nhất 055 và các khinh hạm thuộc loại 054A thì được coi là «hiện đại». Trong trường hợp này, số lượng tàu đang hoạt động trong thành phần chiến đấu của Hải quân Trung Quốc gần tương ứng với những gì mà người ta thấy vào giữa năm 2020.

Rất có thể là các tác giả đã sử dụng dữ liệu của giữa năm 2019, khi đó thống kê của họ có tính đến 6 tàu khu trục thuộc dự án 052C, nhưng lại không tính đến số đã đi vào hoạt động trong năm 2019-2020.

Tin truyền thông: quân đội Trung Quốc trục xuất tàu khu trục Mỹ ra khỏi hải phận

Điều này xuất phát từ thực tế là trong slide thuyết trình mô tả dự báo cho năm 2025, các tác giả đã tính riêng các tàu khu trục loại 055, còn vào tháng 7 năm 2020, chưa có con tàu nào như vậy để đếm (nhưng trên thực tế, tàu khu trục hạng nặng đầu tiên thuộc loại này là chiếc «Nam Xương» (Nanchang) được đưa vào phiên chế Hải quân Trung Quốc  từ tháng 4 năm 2020).

Dù sao chăng nữa, bỏ qua không đếm xỉa gì tới các tàu loại 052C sẽ là khá kỳ quặc: các tàu này không có bệ phóng đa năng, nhưng lại có tổ hợp tên lửa phòng không HHQ-10 hiện đại và các trạm radar mạnh.

Cách tính đếm của các nhà quân sự Mỹ gây thắc mắc

Có vẻ như chúng ta đang bắt gặp cách xử lý thông thường đối với các báo cáo của Mỹ kiểu này, tức là thuần tuý chép lại số liệu từ các ấn bản mở hồi năm ngoái mà không bận tâm kiểm tra xác minh (xin nói thêm, đây là nét đặc thù từ các báo cáo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói về sức mạnh quân sự của Trung Quốc).

Do đó, số lượng tàu hiện đại chính xác sẽ lên tới 52 chiếc. Nếu bổ sung thêm hai tàu khu trục loại 051C với hệ thống phòng không S-300FM của Nga và hai khinh hạm loại 054, sẽ có con số 56 tàu. Đối lại là 12 khu trục hạm Hoa Kỳ thường trực trong khu vực.

Như giả định, Trung Quốc có 48 tàu ngầm hạt nhân và diesel-điện hiện đại, có thể sánh ngang với 10 tàu ngầm nguyên tử của Mỹ.

Tại sao Mỹ không thể xúi giục các nước Châu Á - Thái Bình Dương chống lại Trung Quốc?

Phân tích bài thuyết trình, ông Hans Christensen chuyên gia Mỹ hàng đầu về kiểm soát vũ khí nhận xét: Tổng cộng, Hải quân Hoa Kỳ có ít nhất 35 tàu ngầm hạt nhân ở Thái Bình Dương, trong đó 8 tàu tên lửa hạt nhân, 25 tàu đa năng hạt nhân và 2 tàu mang tên lửa hành trình.

Có lẽ, con số 10 chiếc chỉ là số lượng tàu hoạt động thường xuyên ở phía Tây Thái Bình Dương, tức là 4 chiếc của hải đội tàu ngầm số 15 đóng tại Guam và các tàu khác được chuyển giao cho đơn vị hoạt động dưới quyền nhóm tàu ngầm số 7 có ban chỉ huy ở Yokosuka.

Đáng chú ý là thực tế rằng, theo cùng dữ liệu, nhóm vệ tinh do thám của Trung Quốc đã gần bằng nhóm vệ tinh của Mỹ về số lượng, còn về số vệ tinh khoa học thì Trung Quốc vượt trội hơn Hoa Kỳ.  

Hàng không mẫu hạm độc nhất của Mỹ thường trực ở phía Tây Thái Bình Dương trong tương quan so sánh với hai tàu sân bay Trung Quốc (mà trong bài thuyết trình ghi nhận rằng 1 chiếc đã đóng xong, nhưng trên thực tế nó đã được đưa vào vận hành trong thành phần trực chiến).

Cán cân lực lượng ở Thái Bình Dương: Ưu thế rõ rệt của Trung Quốc so với Hoa Kỳ

Đánh giá của các nhà quân sự Mỹ về triển vọng tăng trưởng của hạm đội Trung Quốc vào năm 2025 cũng khá thú vị. Người Mỹ cho rằng vào thời điểm này CHND Trung Hoa sẽ có 10 khu trục hạm cỡ lớn loại 055 và 72 tàu nổi hiện đại khác thuộc các lớp cơ bản (tổng cộng  82 tàu). Số lượng tàu sẽ lên tới 60 chiếc, trong đó 10 tàu thuộc loại triển vọng. Như dự tính, năng lực này của Hoa Kỳ vẫn ở mức gần như hiện tại, ngoại trừ số máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Mỹ triển khai trong khu vực sẽ tăng nhẹ.

Đương nhiên, ưu thế của Trung Quốc về tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung đang và sẽ tiếp tục vượt trội áp đảo.

Khó khăn nào chờ đợi Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương?

Phê phán bản thuyết trình tung ra mối đe dọa Trung Quốc, chuyên gia Hans Christensen lưu ý đến việc dường như các tác giả đã hạ thấp khả năng của Hoa Kỳ khi chú mục tính toán lực lượng Trung Quốc (thậm chí có đôi chút phóng đại). Rõ ràng, chuyên gia này đã nhận xét đúng về mặt so sánh hệ thống vũ khí chiến lược. Ví dụ, cần tính đến chuyện từ các căn cứ thường trực của Hoa Kỳ có thể huy động máy bay ném bom chiến lược để chống Trung Quốc vào bất cứ thời điểm nào. Tàu ngầm hạt nhân cũng có khả năng cơ động cao - các tàu từ căn cứ Mỹ trên bờ biển Thái Bình Dương và Hawaii có thể triển khai khá nhanh khi cần.

Với khu trục hạm, tàu sân bay và bộ phận hàng không chiến thuật, công việc có phần tồi tệ hơn. Sẽ phải kéo đến từ khắp thế giới, trong khi hạm đội của Hoa Kỳ hiện chỉ có khoảng 90 tàu khu trục và tàu tuần dương, nghĩa là có sự ưu việt khác biệt nhỏ so với lực lượng của CHND Trung Hoa. Các tàu nổi của Trung Quốc có thể thua kém tàu ​​Mỹ về hệ thống phòng không, nhưng lại mang vũ khí tấn công chống hạm mạnh hơn, bởi Trung Quốc đang sản xuất hàng loạt tên lửa chống hạm siêu thanh hạng nặng mà Hoa Kỳ không có. Một vấn đề còn lớn hơn đối với người Mỹ là việc điều phối đưa các đơn vị quân đội Mỹ vào khu vực, trong đó có bộ phận phòng không và chống tên lửa cực kỳ quan trọng.

Liệu Trung Quốc có gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương?

Thêm vào đây, không thể bỏ qua chi tiết toàn bộ cơ sở hạ tầng ở tây Thái Bình Dương đều nằm trong tầm ngắm của tên lửa hành trình và đạn đạo tầm trung của Trung Quốc. Ngoài ra, người Trung Quốc đang thực hành các phương án tấn công mạng nhắm vào cơ sở hạ tầng giao thông của đối phương với mục tiêu làm gián đoạn giao thông vận tải.

Hoa Kỳ có ba đồng minh quân sự mạnh trong khu vực Thái Bình Dương là Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. Nhưng sự tham gia của họ vào phía Hoa Kỳ trong cuộc xung đột tiềm tàng sẽ hạn chế và không phải là vô điều kiện. Như đang thấy, Nhật Bản sẽ giới hạn trong việc bảo vệ lãnh thổ của mình, cung cấp hậu cần và bảo vệ các vùng biển lân cận. Không thể huy động lực lượng Phòng vệ Nhật Bản giao chiến ở bên ngoài khu vực này. Hàn Quốc nhìn chung có thể né tránh tham gia xung đột vì lo ngại đòn tấn công từ phía CHDCND Triều Tiên. Australia chắc hẳn cũng tập trung cơ bản vào việc bảo vệ lãnh thổ của nước mình.

Hiển nhiên, Hoa Kỳ vẫn duy trì được ưu thế tổng thể về kỹ thuật, nhưng sự vượt trội đó đang giảm dần. Phía Hoa Kỳ có trình độ cao nhất về huấn luyện quân sự và kinh nghiệm chiến đấu, nhưng trong những thập kỷ gần đây quy trình huấn luyện và kinh nghiệm này không hoàn toàn đáp ứng đủ cho đòi hỏi của cuộc chiến chống lại một cường quốc khác, mà còn đã quá sai lệch và hư hại bởi «cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố» lâu dài và thói tự mãn chủ quan của người Mỹ. Thêm vào tất cả những điều này là chuyện Hoa Kỳ không có khả năng rút tất cả lực lượng của mình khỏi các khu vực khác để tập trung chống Trung Quốc. Ở châu Âu, Nga cản trở viễn cảnh đó, còn ở Trung Đông - Nga và Iran.

Như vậy, Hoa Kỳ phải đối mặt với vấn đề chiến lược nan giải qua mỗi năm càng tệ hơn. Có hai lối thoát: thứ nhất là thay đổi cấu hình nghĩa vụ quốc tế của Hoa Kỳ, rút ​​khỏi các khu vực khác trên thế giới, có thể nhân nhuợng với Matxcơva và Tehran, thành lập một liên minh mạnh thân Mỹ ở châu Á. Để làm được như vậy, cần sửa đổi toàn bộ chính sách đối ngoại hiện tại của Hoa Kỳ. Có đòi hỏi phải từ chối xu thế chủ nghĩa bảo hộ kinh tế đang thống lĩnh hiện nay và hàng loạt các nhượng bộ đối ngoại đau đớn, những động thái dễ bị coi là thua cuộc.

Một phương án khác là đẩy xung đột leo thang nhanh chóng và giáng đòn gây thiệt hại cho CHND Trung Hoa nhờ vào chuyện thời gian và địa điểm đụng độ sẽ do người Mỹ lựa chọn. Chắc hẳn, chiến lược dứt khoát sẽ được phân định sau cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ.

Thảo luận