Ông cũng chia sẻ tầm nhìn của mình về những lý do khiến tình hình ở Nagorno-Karabakh trở nên trầm trọng hơn, đánh giá triển vọng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và việc Donald Trump được đề cử giải Nobel Hòa bình. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Syria trả lời câu hỏi về những thông tin mà ông biết về việc chính quyền Mỹ từng lên kế hoạch ám sát ông.
- Thưa ngài Tổng thống, cảm ơn ngài rất nhiều vì đã có cơ hội thực hiện cuộc phỏng vấn này vào những ngày kỷ niệm 5 năm chiến dịch quân sự Nga tại Syria. Năm năm sau, liệu ngài có thể nói rằng cuộc chiến ở Syria đã kết thúc?
- Chưa, chắc chắn là chưa kết thúc. Chừng nào những kẻ khủng bố còn chiếm một số khu vực trên lãnh thổ đất nước chúng tôi, phạm nhiều tội ác và giết người, cuộc chiến vẫn chưa kết thúc. Và tôi nghĩ rằng, các thủ lĩnh khủng bố muốn để cuộc chiến vẫn tiếp tục trong một thời gian dài. Đây là ý kiến của chúng tôi.
- Những khoảnh khắc hào hùng nào của người Nga mà ngài ghi nhớ và lưu giữ trong tim? Theo ngài, những khoảng khắc nào phải được kể lại cho con cháu nghe?
- Có rất nhiều khoảnh khắc hào hùng. Tất nhiên, tôi biết nhiều tấm gương về lòng dũng cảm. Ví dụ, các phi công quân sự, lực lượng không quân: các phi công Nga hàng ngày liều mạng, thực hiện những phi vụ oanh kích tiêu diệt khủng bố, một số máy bay đã bị bọn khủng bố bắn rơi. Nếu chúng ta nói về các sĩ quan Nga, thì họ vẫn hỗ trợ quân đội Syria không phải ở hậu phương, mà là ở tiền tuyến, và một số sĩ quan Nga đã anh dũng hy sinh. Vì vậy, một ngày nào đó tôi sẽ kể lại cho các cháu tôi nghe không chỉ về chủ nghĩa anh hùng, mà còn về những giá trị chung trong quân đội của hai nước chúng ta cùng nhau vun đắp mối quan hệ thắm tình anh em chiến đấu. Đó là các giá trị cao quý, lòng trung thành với mục tiêu, bảo vệ thường dân, bảo vệ người vô tội. Có rất nhiều điều tôi có thể nói về cuộc chiến này.
- Bây giờ xin nói vài lời về các sự kiện hiện tại. Chúng tôi ở Nga đang theo dõi cuộc xung đột giữa Armenia và Azerbaijan. Và, tất nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đóng một vai trò trong đó. Trong những năm gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã cố gắng tối đa hóa ảnh hưởng quốc tế của mình. Chúng tôi thấy rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đang hiện diện ở Libya, can thiệp vào tình hình ở Syria, tranh chấp lãnh thổ với Hy Lạp, và bây giờ - hỗ trợ trực tiếp cho Azerbaijan. Ngài nghĩ gì về hành vi này của Thổ Nhĩ Kỳ và cá nhân Erdogan?
- Nói về cuộc xung đột ở Nagorno-Karabakh, một số hãng tin đưa tin rằng, những kẻ khủng bố từ các nhóm trước đây đã từng tham chiến ở Syria đang được chuyển đến khu vực xung đột Armenia-Azerbaijan. Ngài có thể xác nhận thông tin này hay không?
- Chắc là ngài cũng theo dõi chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ. Ngài có hy vọng rằng tân tổng thống Mỹ, bất kể ai thắng cử, sẽ xem xét lại chính sách trừng phạt Syria?
- Chúng ta thường chờ đợi từ các cuộc bầu cử ở Mỹ không phải là việc bầu ra tân tổng thống mà bầu ra người đứng đầu tập đoàn, bởi vì ở nước này có một hội đồng quản trị, và hội đồng quản trị này bao gồm các nhà vận động hành lang, các tập đoàn lớn như các ngân hàng, tập đoàn vũ khí và dầu mỏ, v.v. Tức là, trong cuộc bầu cử họ bầu ra người đứng đầu tập đoàn, và người này không có thẩm quyền xem xét lại bất kỳ quyết định nào, anh ta chỉ phải thực hiện các quyết định. Đây chính xác là những gì đã xảy ra với Trump sau khi ông chiếm được ghế tổng thống.
- Trump từng là Giám đốc điều hành trong nhiều năm ...
- Đúng! Ông ấy vẫn như vậy. Trump đã có ý định tuân theo chính sách của riêng mình, thực thi các chính sách của mình, nhưng, ông gần như phải trả giá đắt cho ý định này: hãy nhớ chủ đề luận tội.
Nếu bạn muốn nói về việc thay đổi chính sách, hãy nhớ rằng, ở nước Mỹ có một ban giám đốc, và những người này không muốn thay đổi chính sách của mình. Người khác có thể giữ chức giám đốc điều hành, nhưng, bản thân hội đồng quản trị vẫn như cũ, vì vậy đừng mong đợi bất cứ điều gì.
- Thành phần “hội đồng quản trị” bao gồm những ai? Những người này là ai?
- Như tôi đã nói, hội đồng quản trị bao gồm các nhóm vận động hành lang làm những gì họ muốn, họ kiểm soát quốc hội và những cơ chế khác, bao gồm cả giới truyền thông, v.v. Tức là, hội đồng quản trị bao gồm các tập đoàn khác nhau hoạt động tại Hoa Kỳ vì lợi ích ích kỷ của riêng họ.
- Trump đã hứa sẽ rút quân Mỹ khỏi Syria, nhưng, ông đã thất bại. Bây giờ ông được đề cử cho giải Nobel Hòa bình. Theo ngài, nếu Trump vẫn có thể đưa lính Mỹ trở về nhà, thì ông ta sẽ nhận được giải Nobel Hòa bình hay không?
- Nếu bạn muốn nói về những người xứng đáng được Nobel Hòa bình, thì phải nhớ rằng, hòa bình không chỉ là việc rút quân, mặc dù đây là một bước đi tốt và cần thiết. Hoà bình là các chính sách của bạn, hành vi của bạn. Chấm dứt việc chiếm đóng các vùng lãnh thổ, chấm dứt việc lật đổ các chính quyền chỉ vì họ không ủng hộ bạn, chấm dứt việc tạo ra hỗn loạn ở nhiều vùng khác nhau. Hòa bình là việc tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. Giải Nobel Hòa bình nên được trao cho những người làm như vậy. Obama đã nhận giải Nobel Hòa bình ngay sau khi được bầu làm tổng thống và chưa làm được gì cả. Có lẽ vào thời điểm đó thành tựu duy nhất của Obama là ông đã chuyển đến Nhà Trắng. Và ông đã được trao giải Nobel. Tôi nghĩ, Trump cũng có thể được trao tặng giải Nobel vì những thành tựu tương tự. Tôi không biết những thành tựu cụ thể, nhưng chắc chắn không phải vì những nỗ lực hòa bình.
- Gần đây Trump đã tiết lộ rằng ông ấy đã từng lên kế hoạch ám sát ngài, nhưng người đứng đầu Lầu Năm Góc lúc đó là Mattis đã ngăn ông xúc tiến kế hoạch đó. Ngài đã biết về điều này không? Đã áp dụng những biện pháp nào không?
- Ngài đã nói rằng, sự hiện diện của quân đội Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria là bất hợp pháp. Ngài sẽ làm gì để chấm dứt sự hiện diện của họ?