Phải chăng quan hệ Trung-Mỹ đã bước vào giai đoạn nguy hiểm nhất

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã cảnh báo Hoa Kỳ và Trung Quốc là cần phải thiết lập quy tắc giữa hai nước, phân định sự hợp tác và kiềm chế đà leo thang xung đột.
Sputnik

Theo quan điểm của chính trị gia Kissinger, cần xác định «lằn ranh đỏ» không bên nào được vượt qua. Ông cảnh báo, nếu không, sẽ phát sinh tình huống nguy hiểm giống như thời đầu Thế chiến I.

Phải chăng quan hệ Trung-Mỹ đã bước vào giai đoạn nguy hiểm nhất

Tuyên bố trên do cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ đưa ra trong hội nghị video của Câu lạc bộ Kinh tế New York. Theo lời Kissinger, những tiến bộ công nghệ hiện làm thay đổi cục diện địa chính trị trong thời điểm này đang khoét sâu mâu thuẫn giữa hai cường quốc. Ông bày tỏ sự lo ngại rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ đang dần trượt vào kiểu quan hệ thời Chiến tranh Lạnh. Theo nhãn quan của Kissinger, cần thiết lập các quy tắc và ranh giới rõ ràng cho mối quan hệ, cũng như cần tiếp tục chính sách hợp tác. Kissinger cho rằng, nếu không dễ phát sinh tình huống bất ổn nguy hiểm không lường hết được trong nền chính trị toàn cầu.

Kissinger cảnh báo tình hình thế giới đang tương tự như trước Thế chiến thứ nhất

Thay đổi đường lối chính trị

Chính trị gia Kissinger đã làm rất nhiều việc để thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và CHND Trung Hoa. Ông giữ chức Ngoại trưởng Mỹ dưới thời chính quyền Tổng thống Richard Nixon, và với sự tham gia trực tiếp của ông, đã chuẩn bị để diễn ra cuộc gặp lịch sử giữa các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và CHND Trung Hoa vào năm 1972, như mốc đánh dấu khởi động thiết lập quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh. Có thể nói rằng Tổng thống Nixon là nhân vật đã mở đầu sự tương tác giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Tuy nhiên, như đang thấy, chính quyền Hoa Kỳ hiện tại cho rằng lộ trình do Nixon vạch ra là sai lầm. Không phải vô cớ mà hồi  tháng 7 năm nay người đứng đầu Bộ Ngoại giao đương nhiệm Mike Pompeo đã có bài diễn thuyết nhan đề «Trung Quốc Cộng sản và Tương lai của Thế giới Tự do» công bố chính từ diễn đàn của Bảo tàng Richard Nixon. Trong bài phát biểu này, Ngoại trưởng Pompeo đã nói trắng ra rằng quá trình tương tác với Trung Quốc mà nước Mỹ theo đuổi từ cuối những năm 70 là sai lầm. «Hình thức hiệp lực mà chúng ta cố gắng đã không mang lại sự thay đổi trong lòng Trung Quốc như là Tổng thống Nixon từng hy vọng».  

Phải chăng quan hệ Trung-Mỹ đã bước vào giai đoạn nguy hiểm nhất
«Nếu chúng ta muốn một thế kỷ 21 tự do chứ không phải thế kỷ Trung Hoa mà Tập Cận Bình mơ ước, thì mô hình cũ về sự hợp tác mù quáng với Trung Quốc đơn giản là không thể đảm bảo đem lại điều đó. Chúng ta không nên tiếp nối và không được quay lại với mô hình đó», - ông Pompeo khẳng định.

«Lằn ranh đỏ»

Giờ đây, những tuyên bố  hùng biện giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang nóng lên theo nhiều hướng. Nếu tất cả bắt đầu với cuộc chiến thương mại, thì bây giờ cuộc đối đầu lấn sang cả khía cạnh công nghệ, tài chính và, như có thể thấy qua phát biểu của Pompeo, thậm chí sang cả hệ tư tưởng nữa. Đặc biệt nguy hiểm là căng thẳng cũng gia tăng trong lĩnh vực quân sự. Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Keith Krach thăm Đài Bắc, trở thành quan chức cấp cao Mỹ đầu tiên có chuyến công du đến hòn đảo này kể từ năm 1979. Hoa Kỳ  cũng thông báo về dự kiến bán cho Đài Loan lô vũ khí lớn trị giá 7 tỷ USD. Đáp lại, Bắc Kinh tổ chức tập trận ở eo biển Đài Loan, còn TBT tờ Thời báo Hoàn cầu thì nói về khả năng của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc - đủ sức hủy diệt các chủ thể quân sự của Đài Loan chỉ trong vài giờ.

Như đang thấy, trong bài phát biểu của ông, cựu Ngoại trưởng Kissinger đã cảnh báo rằng trong quan hệ quốc tế hiện hữu những «lằn ranh đỏ» không được vượt qua. Trên thực tế, Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Hoa Kỳ đã không phát triển thành «nóng», phần lớn là do khi đó cả hai siêu cường vẫn còn theo dõi và tuân thủ «lằn ranh đỏ». Hiện nay, trong quan hệ với Bắc Kinh, Washington đang vượt qua một số «lằn ranh đỏ» liên quan đến lợi ích cơ bản của Trung Quốc, - chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Trung Quốc tự tay phá huỷ uy tín quốc tế bằng hành động ở Biển Đông
«So sánh tình hình quân sự-chính trị ở Đông Á với bối cảnh châu Âu trước Thế chiến I không phải là cách nhìn mới. Tại khu vực này đang bộc lộ ​​cuộc đấu giữa các cường quốc trên cơ sở mâu thuẫn kinh tế và cuộc tranh giành phạm vi ảnh hưởng. Khác với Thế chiến II và Chiến tranh Lạnh, hệ tư tưởng không đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh này, mặc dù gần đây Hoa Kỳ ráo riết lồng yếu tố ý thức hệ vào chiến dịch chống Trung Quốc của mình. Một số chủ đề chính trị khu vực riêng biệt bây giờ lại mang ý nghĩa quan trọng như vậy đối với những cầu thủ hàng đầu nên rất khó để giữa họ có nhân nhượng. Ví dụ, Trung Quốc coi một trong những «lợi ích nguồn cội» của họ là Đài Loan và Bắc Kinh thấy sự mở rộng quan hệ hợp tác quân sự Mỹ-Đài đang biến thành mối đe dọa hàng đầu».  

Cân bằng lực lượng quân sự

Nét tương đồng quan trọng giống với xu hướng diễn ra trước Thế chiến I là một cường quốc thế giới mới nổi đẩy nhanh tốc độ mở mang tiềm lực quân sự của mình. Nếu vào đầu thế kỷ 20, Đế quốc Anh không thể chấp nhận sức mạnh ngày càng tăng của Đức, thì giờ đây, Hoa Kỳ cũng đau đầu bởi ý tưởng về sự tăng trưởng tiềm lực chiến đấu của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa. Bây giờ Trung Quốc đã vượt trước Hoa Kỳ về tổng số tàu chiến và nhịp độ xây dựng hạm đội. Tuy nhiên, khác với thời Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, ngày nay giữa Bắc Kinh và Washington không hiện hữu các kênh liên lạc quân sự hiệu quả như vậy, do đó, giai đoạn hiện tại trong quan hệ Trung-Mỹ là đặc biệt nguy hiểm, - chuyên gia Kashin đánh giá.

Phải chăng quan hệ Trung-Mỹ đã bước vào giai đoạn nguy hiểm nhất

 

«Mang tính chất khá gay gắt bức xúc là vấn đề Biển Đông. Như trước Thế chiến I, sự thay đổi liên tục trong cán cân lực lượng quân sự đang đóng vai trò quan trọng, CHND Trung Hoa mở rộng khả năng quân sự của mình nhanh hơn nhiều so với Hoa Kỳ. Một yếu tố đáng kể là việc Trung Quốc đã bước lên con đường phát triển tiềm lực hạt nhân và có thể trở thành cường quốc hạt nhân thứ ba vào đầu những năm 2030. Đồng thời, thêm điểm không giống như Xô-Mỹ trước đây, là bây giờ Trung-Mỹ chưa thiết lập được các kênh liên lạc hiệu quả giữa các quân đội và còn thiếu vắng kinh nghiệm kiềm chế quân sự lẫn nhau. Kết quả là, ngay vài năm tới sẽ là giai đoạn rất nguy hiểm, khi yêu cầu ngăn chặn leo thang không đáp ứng lợi ích của các bên».  

Hiện thời, Trung Quốc vẫn kiềm chế, có lẽ là Bắc Kinh muốn chờ đợi cuộc bầu cử vào tháng 11. Hàng loạt chuyên gia có giả thiết rằng nếu như Biden lên nắm quyền ở nước Mỹ, chính sách của Hoa Kỳ sẽ bớt bốc đồng hơn. Tuy nhiên không nên quên rằng logic này không được ủng hộ bởi những nghịch lý lịch sử: các chiến dịch quân sự dài nhất và đẫm máu nhất của Hoa Kỳ đã diễn ra chính trong thời kỳ đảng Dân chủ cầm quyền.

Thảo luận