Việt Nam mưa lũ lịch sử ở miền Trung, sẵn sàng huy động trực thăng cứu người

Miền Trung Việt Nam đang oằn mình chống chọi lũ. Nguy cơ xảy ra lũ chồng lũ tại khu vực Trung Bộ đang hiện hữu khi một vùng áp thấp vừa xuất hiện ở Biển Đông, dự báo mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Trung Bộ trong những ngày tới.
Sputnik

Trong khi mưa lũ lớn ở miền Trung gây thiệt hại nặng nề, các địa phương khẩn trương tìm kiếm người mất tích, khắc phục các sự cố do mưa bão, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có công điện gửi các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, cùng các bộ, ngành, tập trung theo dõi chặt chẽ diễn biến, kịp thời ứng phó với đợt mưa lũ lịch sử này.

Mưa lũ miền Trung chưa qua, Biển Đông lại xuất hiện vùng áp thấp gây mưa rất lớn

Hiện nay, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vùng áp thấp đang hoạt động trên Biển Đông được dự báo mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, ảnh hưởng trực tiếp đến Trung Bộ của Việt Nam những ngày tới.

Đã có 2 người chết, mưa lũ diễn biến phức tạp: Việt Nam khẩn cấp ứng phó

Trưa nay, ngày 9/10, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết một vùng áp thấp đang hoạt động trên khu vực giữa Biển Đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) 400km về hướng Đông Bắc.

Trong vòng 24 giờ tới, vùng áp thấp đi theo hướng tây tây bắc với vận tốc 10km/h và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Đến 10h sáng 10/10, tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 13,4 độ Vĩ Bắc, cách đảo Song Tử tây khoảng 250km về phía đông bắc. Sức gió mạnh cấp 6 cấp 7 (40-60km/h), giật cấp 9.

Những giờ tới, vùng nguy hiểm trên Biển Đông được xác định từ vĩ tuyến 12 đến 16 độ Vĩ Bắc, 114 – 118 độ Kinh Đông. Đồng thời toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Việt Nam mưa lũ lịch sử ở miền Trung, sẵn sàng huy động trực thăng cứu người

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo, áp thấp nhiệt đới sẽ tăng tốc và có khả năng mạnh lên trong những ngày tới.

Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm nhận định, áp thấp nhiệt đới hình thành trên Biển Đông ngày 10-11/10 khiến mưa lớn ở miền Trung diễn biến cực đoan.

Theo đó, đợt mưa thứ 2 xuất hiện, nối liền với đợt mưa lớn trước đó, tiếp tục gây ra đợt lũ lớn trên các sông.

Mưa lũ, sạt lở đất ở Hà Giang: 5 người chết, thiệt hại nghiêm trọng

Ông Mai Văn Khiêm cảnh báo các tỉnh Trung Bộ có thể mưa lớn liên tục 10 ngày do tác động của các hình thái cực đoan trên biển. Tổng lượng mưa trong cả đợt từ 7/10 đến 15/10 phổ biến 500-1.000 mm, có nơi lên đến 1.000-1.500 mm.

Chuyên gia hàng đầu về khí tượng thủy văn cũng cảnh báo đây là một đợt mưa rất lớn của năm nay tại miền Trung, các địa phương cần lưu ý và tiếp tục lên phương án ứng phó với tình hình thời tiết cực đoan những ngày tới.

Như vậy, rõ ràng, nguy cơ lũ chồng lũ tại khu vực Trung Bộ đang hiện hữu, đặc biệt là khi vùng áp thấp ở Biển Đông phát triển mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa lớn tại các tỉnh miền Trung.

Đáng chú ý, trước đó, ngày 8/10, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ đã ghi nhận lượng mưa lớn kỷ lục chưa từng có tại tỉnh Quảng Trị. Chỉ trong 2 ngày, lượng mưa lớn liên tục trút xuống huyện Hướng Hóa với tổng lượng 1.050 mm.

Đồng thời, các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế cũng ghi nhận lượng mưa đặc biệt lớn, phổ biến 500-700 mm, nhiều nơi mưa đến 900 mm.

Do lượng mưa quá lớn, lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt đã xảy ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, hoa màu, gây thiệt hại về người và nhiều hậu quả nặng nề, mất mát tài sản của người dân các tỉnh Trung Bộ của Việt Nam.

Đáng chú ý, hiện nay, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định đã có mưa vừa, mưa to, riêng Quảng Bình – Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to, lượng mưa trung bình là 100- 200ml, một số nơi có mưa rất lớn như Hải Lâm (Quảng Trị) 330mm, Phong Điền (Thừa Thiên Huế) 315mm.

Đỉnh lũ lịch sử, sơ tán khẩn cấp hàng chục nghìn người

Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Vũ Đức Long cho biết, vào chiều qua, ngày 8/10, lũ ở các sông Quảng Trị đã đạt đỉnh.

Đảm bảo an toàn ở Trị An trong mùa mưa lũ năm 2019

Đặc biệt, hồi 13h ngày 8/10, tại Trạm thủy văn Đông Hà (Quảng Trị), đỉnh lũ đã cao hơn đỉnh lũ lịch sử từng ghi nhận xảy ra trong năm 1983 (4,58 m) là 0,11 m. Ngoài ra, trên sông Thạch Hãn, đỉnh lũ ngày 8/10 chỉ còn cách đỉnh lũ lịch sử năm 1999 (7,29 m) khoảng 0,6 m.

Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới đi qua Trung bộ kết hợp với hoạt động của không khí lạnh nên trong ngày hôm nay và ngày mai, 10/10, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến 100-250mm, có nơi trên 300mm. Riêng ở Nam Nghệ An, Bình Định có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa 50-100mm, có nơi trên 100mm.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cũng cho biết, từ ngày 11-13/10, ở các tỉnh Trung Trung bộ và Nam Trung bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

Mưa lũ tại Khánh Hòa: 28 người thương vong

Tính đến sáng ngày 9/10, các địa phương đã tổ chức di dời, sơ tán chủ yếu theo hình thức tại chỗ, tổng cộng khoảng 4.207 hộ/14.017 người (Quảng Trị 3.742 hộ/ 13.120 người, Thừa Thiên Huế 271 hộ/ 780 người, Đà Nẵng 23 hộ/73 người, Quảng Nam: 59 hộ) tại các khu vực bị ngập sâu khi mực nước lũ ở mức cao, các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất. Đồng thời, đây mới là mức thống kê sơ bộ.

Lưu ý rằng, hiện vẫn còn 88 xã bị ngập lụt, trong đó tại Quảng Bình có 25 thôn, bản thuộc bảy xã của các huyện Minh Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy bị chia cắt cục bộ, 50 hộ dân tại xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa bị ngập sâu 0,5m.

Trong khi đó, các quốc lộ 15, quốc lộ 12, 9B, 12A bị ngập với độ sâu từ 0,5 - 1m, tỉnh lộ: 562, 559B bị ngập 1,5 - 2m gây cản trở giao thông. Đến sáng 9/10, đã có 5 người chết và 8 người mất tích.

Quảng Trị: Dùng trực thăng cứu 23 người gặp nạn

Ngày 9/10, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị thông tin cho biết đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn điều động trực thăng để cứu hộ các thuyền viên gặp nạn trên vùng biển của địa phương.

Mưa lớn ở Phú Thọ khiến 2 người thiệt mạng và 7 người bị thương

Trưa nay 9/10, Đại tá Lê Văn Phương - Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị thông tin cho biết, hiện lực lượng biên phòng Quảng Trị vẫn đang tích cực phối hợp với các đơn vị chức năng triển khai các biện pháp tìm kiếm và ứng cứu các thuyền viên trên 2 con tàu gặp nạn.

Trước đó, theo tin tức cơ quan chức năng nhận được, sáng ngày 8/10, do gặp mưa to, sóng dữ, tàu Thành Đạt 68, Vietship 01 đã gặp nạn trôi dạt trên biển, ngoài khơi Cửa Việt, trên 2 tàu có 23 thuyền viên.

Đến 23h47 phút đêm 8/10, Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Cửa Việt trong quá trình tuần tra, tìm kiếm đã phát hiện và cứu nạn 5 thuyền viên bị sóng đánh dạt vào bãi tắm Cửa Việt.

Đây là 5 thuyền viên được Biên phòng ứng cứu làm việc trên tàu Thành Đạt 55. Trước đó, tàu này chở 11 thuyền viên nhưng bị chết máy và bị sóng đánh chìm tại cửa biển, tàu Thành Đạt 68 tiếp cận cứu được 6 thuyền viên, 5 người còn lại bị rơi xuống biển trước khi được ứng cứu.

Việt Nam mưa lũ lịch sử ở miền Trung, sẵn sàng huy động trực thăng cứu người

Phía cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị cho biết danh tính 5 thuyền viên được xác định gồm Võ Đình Dân (sinh năm 1962), Lê Văn Ký (sinh năm 1973), Trương Đình Toàn (sinh năm 1994), Lê Mạnh Dũng (sinh năm 1994) và Lê Mạnh Dũng (sinh năm 1984, cùng trú tỉnh Thanh Hóa). Toàn bộ các thuyền viên đã được đưa đến đến Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị cấp cứu.

Cũng trong sáng nay ngày 9/10, ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị xác nhận địa phương đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tiềm kiếm cứu nạn về việc đề nghị điều động trực thăng để cứu hộ 23 thuyền viên trên các tàu gặp nạn ở vùng biển Quảng Trị.

Hơn 600 cột điện gãy đổ trong bão số 5: Bộ Xây dựng lý giải nguyên nhân

Theo Đại tá Lê Văn Phương - Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị, hiện nay vùng biển Quảng Trị đang có mưa rất to, gió giật mạnh, công tác tiếp cận thuyền viên trên tàu Vietship 01 gặp nhiều khó khăn.

Trước đó, 22h đêm 8/10, Quảng Trị đã tổ chức cuộc họp khẩn bàn phương án cứu hộ những thuyền viên gặp nạn. Trong đó, khẩn cấp nhất là tàu Vietship 01 đang neo đậu ở vị trí nguy hiểm với phía ngoài là bãi cạn và phía trong là kè đá. Cùng với đó, sóng biển cao từ 4,5-5m, dòng nước lũ chảy rất xoáy và mạnh nên không có phương tiện cứu hộ nào tiếp cận được.

Tại cuộc họp, ông Võ Văn Hưng - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhận định, tính mạng của các thủy thủ đang được tính từng giây, từng phút trước thiên tai biển cả. Do đó, yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị phối hợp với hai tàu của Hải quân Vùng 3 kịp thời cứu hộ ngay trong đêm.

Sáng 9/10, Quảng Trị có mưa lớn, nhiều nơi ngập nặng. Theo thông tin báo cáo nhanh, hiện tỉnh có 6 người mất tíchm hai người tử vong do mưa lũ. Ngoài ra, trên địa bàn có gần 12 ngàn ngôi nhà bị ngập, nghiêm trọng nhất tại các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Hướng Hóa, và thị xã Quảng Trị.

Trước đó, để đảm bảo an toàn cho người dân, tỉnh Quảng Trị đã di dời khẩn cấp 3.645 hộ dân với khoảng 11.842 nhân khẩu đến các khu vực cao ráo, an toàn.

Miền Trung khẩn trương tìm kiếm người mất tích, chuẩn bị ứng phó đợt mưa mới

Trong đêm qua và sáng nay 9/10, lượng mưa tại các tỉnh miền Trung có phần giảm hơn. Ở các sông lớn, nước đã xuống dưới báo động I.

Riêng các sông tại tỉnh Quảng Trị vẫn, mực nước vẫn dao động dưới báo động 3, ngập lụt còn xảy ra trên diện rộng. Chính quyền các địa phương đang khẩn trương tìm kiếm người mất tích. Trong khi đó, tại Quảng Nam và Thừa Thiên Huế, người dân đang tổ chức phân công dọn dẹp bùn đất, ổn định cuộc sống và chuẩn bị ứng phó đợt mưa lũ mới.

Phần lớn các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Quảng Trị bị ngập lụt trên diện rộng. Tại 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông, do ảnh hưởng của mưa lũ, hệ thống đường giao thông bị sạt lở nặng.

Đường 588 tại huyện Đakrông bị ngập sâu, chia cắt nhiều điểm ở các xã Triệu Nguyên, Ba Lòng, Mò Ó. Nhiều con đường liên thôn bị chia cắt do các tràn và ngầm tràn ngập sâu từ 1m đến 2m.

Việt Nam tập trung khắc phục hậu quả bão số 5

Mực nước ở các đập thuỷ điện tại huyện này hiện vượt ngưỡng tràn từ 1,8- 4m. Trên đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 9 cũng xảy ra nhiều điểm sạt lở với khối lượng lớn gây tắc đường. Việc thông đường đang được tiến hành.

Một số huyện đồng bằng như Cam Lộ, Vĩnh Linh, Gio Linh, Hải Lăng, Triệu Phong và thành phố Đông Hà cũng chịu cảnh ngập lụt. Tại tỉnh Quảng Trị, 2 người thiệt mạng do mưa lũ, trong khi 6 người khác bị mất tích, 6 tàu vận tải gặp nạn trên biển. Địa phương đang tập trung cứu nạn các tàu bị chìm, mắc cạn và tìm kiếm người mất tích.

Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) Đặng Trọng Vân cho biết, nước đã rút bớt vào đêm qua nhưng sáng nay mưa to trở lại. UBND huyện đã chỉ đạo tạm dừng tìm kiếm 4 người mất tích, tăng cường chốt chặn không cho người qua lại nơi nước dâng cao tránh thiệt hại về người như những ngày qua.

“Một số vùng lân cận như thượng nguồn sông Sê pôn và La Lay mưa to nên hôm nay nước lên lại tại Lao Bảo. Sáng qua nước cao hơn lụt năm ngoái khoảng 50cm nhưng bây giờ theo dự báo khí tượng thủy văn tỉnh có mưa to nên huyện chỉ đạo các xã theo dõi di dời dân ngày hôm qua chưa cho về lại. Còn những điểm chảy xiết thì cảnh báo, tránh tình trạng người dân chủ quan”, ông Vân thông tin.

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế,1 người mất tích do mưa lũ khi đi săn bắt chim tại hồ Bàu Sen. Quốc lộ 49 B, 49A, các Tỉnh lộ 2, 4, 16, đường 14C... bị ngập và chia cắt ở nhiều đoạn. Một số tuyến đường tại Đông Nam Thủy An, nội thành TP Huế, đường liên thôn tại các xã Phong Hòa, Phong Bình, Phong Chương, Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Hiền, Phong Thu, huyện Phong Điền bị ngập từ 0,3-1,5 m.

Ở các xã vùng trũng huyện Phú Vang, nước còn từ  nửa mét đến 1m. Các hồ chứa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chứa được 35% dung tích. Hồ chứa Tả Trạch, đang ở mức 33,19m, thấp hơn mực nước dâng bình thường 12 mét, tương ứng dung tích 196 triệu m3, đạt 30% dung tích, hiện đang xả 409 m3/s. 2 hồ thủy điện đang khác đang xả lũ là hồ A Lưới xả 1167 m3/s, hồ A Roàng xả 20 mét khối giây.

Việt Nam mưa lũ lịch sử ở miền Trung, sẵn sàng huy động trực thăng cứu người

Thừa Thiên Huế đang khẩn trương tiến hành san gạt đất đá ở những điểm sạt lở. Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) Nguyễn Quốc Cường cho biết, dự kiến đến chiều nay, Quốc lộ 49B từ thành phố Huế lên A Lưới thông đường trở lại. Chính quyền địa phương cũng đã chỉ đạo dự trữ lương thực thực phẩm chuẩn bị cho đợt mưa sắp tới.

“Huyện đã có Công điện chỉ đạo các địa phương, trước hết là trực 24/24. Chỉ đạo nhân dân chằng chống nhà cửa, đảm bảo dự trữ lương thực thực phẩm nước uống, năng lượng, đảm bảo dự trữ tối thiểu 7 ngày. Các đoạn xung yếu phải có người trực 24/24 giờ để có xử lý khi có tình huống xấu rảy ra. Thường xuyên kiểm tra các hồ chứa như hồ A Lá, A Ninh, phối hợp vận hành hồ A Lưới xả lũ”, ông Cường cho biết.

Trong khi đó, tại tỉnh Quảng Nam, nước đã rút hết trong sáng nay. Mức nước tại sông Vu Gia tại Ái Nghĩa về báo động 1. Người dân ven sông Vu Gia đã trở về dọn dẹp nhà cửa ổn định cuộc sống, chuẩn bị lương thực, thực phẩm đón đợt lũ mới.

“Hôm qua, nước lũ ngập khoảng 300 hộ dân ngập khoảng 1m trở xuống. Chiều hôm qua đến giờ nước đã rút hết không còn ngập trong dân nữa, chỉ còn nước ứ đọng. Xã đang triển khai theo văn bản của cấp trên. Tinh thần nhân dân cũng sẵn sàng. Ngoài ra, những nơi ngập sâu thì cử đội ứng phó chốt chặn không cho dân đi, cảnh báo không cho dân qua lại”, bà Nguyễn Thị Hồng Vĩ, Chủ tịch UBND xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam cho biết.
Triển khai các biện pháp khẩn cấp ứng phó mưa lũ ở miền Trung

Khu vực miền Trung từ ngày 6/10/2020 đến nay liên tiếp xảy ra mưa to đến rất to, với tổng lượng mưa dao động từ 300-500mm. Cá biệt tại một số nơi có tổng lượng mưa lên đến 700- 900mm, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Các địa phương đang huy động lực lượng, sẵn sàng ứng phó khẩn cấp nhằm giảm thiểu thiệt hại.

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ giúp dân khắc phục hậu quả bão số 5

Đến nay, mưa lớn đã gây ngập lụt tại nhiều nơi, làm ngập sâu 37 xã, đồng thời gây chia cắt cục bộ, khiến 11 người chết và mất tích, cũng như làm thiệt hại nhiều tài sản của người dân.

Trong số 11 nạn nhân trên, có 4 người bị thiệt mạng, gồm 1 người ở Đắk Lắk, 1 người ở Gia Lai, 1 người ở Quảng Trị và 1 người ở Quảng Ngãi. Có 7 người mất tích, trong đó có 5 người Quảng Trị, 1 người Thừa Thiên Huế và 1 người ở Gia Lai.

Do mưa lớn gây lũ lụt, nhiều sự cố tàu thuyền đã xảy ra. Tại Quảng Trị, vào 6 giờ 30 ngày 8/10, tàu Vietship TK12 bị chìm gần khu vực Cửa Việt, Quảng Trị, trên tàu có 5 người, hiện nay 3 người đã được tàu Vietship 01 cứu vớt an toàn, còn 2 người hiện đang trôi dạt trên biển. Hồi 13 giờ ngày 7/10, tàu Công Thành 27 bị chìm tại Thừa Thiên Huế do sóng lớn. May mắn là tất cả 11 thành viên đã được cứu vớt an toàn.

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ra công điện gửi các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, các bộ, ban, ngành yêu cầu tập trung theo dõi chặt chẽ và kịp thời ứng phó với mưa lũ lớn.

Các địa phương cần nhanh chóng rà soát, tổ chức di dời khẩn cấp các hộ dân tại khu vực nguy hiểm, khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, chia cắt, nhất là tại các vùng thấp trũng, ven sông suối, những hộ không đảm bảo an toàn phải kiên quyết vận động di dời, trường hợp cần thiết phải tổ chức cưỡng chế di dời để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần triển khai các biện pháp gia cố bảo vệ đê điều, hồ đập. Cần bố trí lực lượng trực canh phòng các hồ chứa thủy lợi, thủy điện xung yếu, nhất là các hồ đập vừa và nhỏ đã đầy nước, có nguy cơ mất an toàn cao. Thêm vào đó, cần có phương án chủ động sơ tán dân cư ở hạ lưu để bảo đảm an toàn.

Việc vận hành an toàn các hồ đập trên địa bàn phải được giám sát, đảm bảo theo quy trình vận hành được cấp thẩm quyền phê duyệt. Các địa phương chủ động xử lý mọi tình huống phát sinh trong quá trình vận hành hồ đập. Cơ quan chính quyền cần hướng dẫn người dân triển khai phương án bảo vệ sản xuất nông nghiệp, chủ động thu hoạch lúa, hoa màu, thủy hải sản đã đến kỳ thu hoạch, nhất là khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, chủ động tiêu thoát nước đệm phòng, chống ngập úng, bảo vệ sản xuất.

Thừa Thiên – Huế: Thêm 2 nạn nhân tử vong do bão số 5

Đã có 2 đoàn công tác được Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cử đi kiểm tra đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi.

Công tác tìm kiếm người mất tích, cũng như di dời, sơ tán dân ra khỏi khu vực ngập sâu, nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất đến nơi an toàn được tiến hành. Chính quyền các địa phương cũng ban hành các công điện, văn bản, cử các đoàn công tác xuống hiện trường chỉ đạo công tác ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ. Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai yêu cầu các địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, dự kiến có thể kéo dài đến ngày 14/10/2020.

Thảo luận