Covid-19 đánh vào sự hợp tác của Nhật Bản với khu vực Đông Nam Á

Đại dịch coronavirus Covid-19 đã thay đổi đáng kể cuộc sống của toàn thể nhân loại. Trong số đó, phải nhắc đến các thay đổi trong lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế và chính trị thế giới như quan hệ của Nhật Bản với các nước Đông Nam Á, nhà phân tích của Sputnik Piotr Tsvetov viết trong bài báo của mình.
Sputnik

Sợ hãi trước số ca nhiễm gia tăng như tuyết lở, ngày từ hồi tháng Hai, các nhà chức trách Nhật Bản đã đóng cửa đất nước. Tất nhiên, điều này ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia của Nhật Bản. Nhưng kinh tế Nhật Bản cũng bị giáng đòn tấn công từ phía bên ngoài. Được biết, các doanh nhân Nhật Bản đang tích cực đầu tư vào các nền kinh tế Đông Nam Á.

Đông Nam Á trong chiến lược của Nhật Bản

Có rất nhiều nhà máy thuộc sở hữu của Nhật Bản trong khu vực này. Tuy nhiên, ở một số quốc gia có tình hình y tế không thuận lợi và số ca nhiễm coronavirus gia tăng, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Nhật Bản đã bị ngừng lại. Điều này xảy ra ở Myanmar và Indonesia, nơi mà cho đến gần đây tương ứng có 400 và 1500 công ty Nhật Bản. Ở cả hai quốc gia, được báo động bởi số lượng lớn các ca nhiễm, chính quyền đã cấm công dân của họ di chuyển trong các khu định cư và người lao động phải cách ly ở nhà trong một thời gian dài. Do đó, các công ty Nhật Bản không thể nhận được số lượng sản phẩm nhất định từ các nước này. Ví dụ, công ty Hagihara Industries Inc đã không nhận được sợi tổng hợp từ nhà thầu phụ Indonesia.

Một đòn tấn công khác giáng vào hoạt động kinh doanh của Nhật Bản là sự sụt giảm mạnh về lưu lượng hành khách trên khắp thế giới, kể cả ở Đông Nam Á và nội địa Nhật Bản. Hãng hàng không giá rẻ của Malaysia AirAsia, nổi tiếng trong khu vực, sẽ ngừng hoạt động tại Nhật Bản kể từ tháng 12 năm nay. Do đại dịch, nhiều chuyến bay đã bị hủy bỏ, và để cắt giảm chi phí, từ mùa hè công ty đã sa thải hàng trăm nhân viên. Điều này không cứu vãn được gì, nên bây giờ hãng buộc phải ngừng hoàn toàn các chuyến bay. Đây sẽ là hãng hàng không đầu tiên ra khỏi thị trường Nhật Bản.

Tokyo sẽ tạo mọi điều kiện để Thế vận hội diễn ra an toàn

Liệu có nên tổ chức Thế vận hội Olympic Tokyo hay không?

Năm 2020 lẽ ra phải là năm Thế vận hội Olympic Mùa hè Tokyo, nhưng lại thành năm Covid-19. Lo ngại các vận động viên, người hâm mộ và nhà báo đến Thế vận hội sẽ trở thành nguồn lây nhiễm virus mới, các nhà chức trách Nhật Bản đã hủy bỏ giải đấu năm nay. Tuy nhiên, vẫn chưa quyết định có tổ chức sự kiện này vào năm tới hay không. Hồi mùa hè, chỉ có 25% người Nhật được khảo sát ủng hộ ý tưởng tổ chức Thế vận hội Olympic vào năm 2021. Bây giờ số lượng những người có ý kiến như vậy đã nhiều hơn, nhưng 58,5% số người được hỏi cho rằng các trận đấu nên được tổ chức với số lượng khán giả hạn chế, và 11% đề nghị tổ chức thi đấu với khán đài trống, tức là không có khán giả.

Khi hủy bỏ Thế vận hội 2020, Thủ tướng Shinzo Abe quyết tâm đăng cai tổ chức hoạt động này vào năm 2021. Tân Thủ tướng Yoshihide Suga cũng hoàn toàn ủng hộ ý tưởng tổ chức Thế vận hội vào năm sau. Không thể khác được, vì cả ngân sách nhà nước lẫn doanh nghiệp tư nhân đều đã đóng góp rất nhiều tiền của vào việc chuẩn bị cho Thế vận hội, cụ thể là xây dựng các cơ sở vật chất cho Olympic. Nhưng quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra. Các nhà chức trách Nhật Bản đang vắt óc tìm cách cho phép 15.000 vận động viên từ 159 quốc gia nhập cảnh và đồng thời bảo vệ đất nước mình không thêm các ca nhiễm coronavirus mới. Ngay cả khi người hâm mộ không được phép vào Nhật Bản, điều đó cũng sẽ không dễ dàng thực hiện được. Trong số các quốc gia bất lợi theo quan điểm đại dịch, hiện nay có một số quốc gia Đông Nam Á như Myanmar, Indonesia, Singapore và gần với họ là Ấn Độ.

Thủ tướng Suga: Nhật Bản coi trọng Việt Nam, muốn nâng tầm hợp tác

Có nhiều khả năng là nhà cầm quân Nhật Bản sẽ vẫn đăng cai tổ chức Thế vận hội. Với số lượng vận động viên và khán giả nước ngoài hạn chế hoặc không khán giả, nhưng Olympic Mùa hè sẽ được tổ chức. Bộ trưởng phụ trách Thế vận hội Seiko Hashimoto đã nói là "bằng mọi giá". Rốt cuộc, ở Nhật Bản lợi ích doanh nghiệp là trên hết. Ví dụ, gần đây chính quyền Nhật Bản đã cho phép các doanh nhân Hàn Quốc đến Nhật Bản công tác mà không cần phải qua cách ly kiểm dịch hai tuần.

Thảo luận