Dữ liệu mới nhất cho thấy doanh số xuất khẩu tại Nhật Bản đã tăng gần 50% kể từ tháng 8, gần như khôi phục mức trước đại dịch. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế toàn cầu, tuy nhiên, theo Bloomberg, các nhà đầu tư nên cẩn trọng. Trong giai đoạn 5 năm tới, Bắc Kinh có khả năng sẽ tập trung vào công nghệ cao, và điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế các nước khác.
Trong quá khứ, hiệu ứng này đã từng diễn ra trong ngành công nghiệp đồ nội thất và đồ chơi, và Mỹ không bị ảnh hưởng nhiều bởi điều này. Nhưng giờ đây, Trung Quốc sẽ tập trung vào các lĩnh vực mà nước này và Mỹ đang tranh chấp vị trí dẫn đầu, đặc biệt là lĩnh vực 5G và "công nghệ xanh".
Thông thường, khi Bắc Kinh công bố sẽ tập trung vào điều gì trong kế hoạch 5 năm tới, số lượng công ty trong các lĩnh vực này sẽ tăng lên 30% so với các lĩnh vực khác. Và tại Mỹ, số lượng nhân viên trong các khu vực tương tự giảm 5% và số lượng các công ty - giảm 7%. Những người bị ảnh hưởng nhiều nhất là những công ty cần nhân viên trình độ cao.
Chiến lược kế hoạch 5 năm của Trung Quốc
Trung Quốc sẽ thảo luận và thông qua kế hoạch 5 năm vào tháng 10 tới và sẽ công bố kế hoạch này tại đại hội đảng vào năm sau. Chiến lược này dự kiến chủ yếu sẽ tập trung vào việc kích thích gia tăng nhu cầu nội địa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cộng với đầu tư nước ngoài và công nghệ.
Trong khi đó, các nhà đầu tư thích bỏ tiền vào công nghệ cao và tự động hóa. Và như các nghiên cứu cho thấy, sự cạnh tranh với Trung Quốc về các vấn đề sở hữu trí tuệ ngay lập tức ảnh hưởng tiêu cực đến doanh số bán hàng, đến việc thực hiện các sáng chế và số tiền các công ty Mỹ chi ra cho nghiên cứu và phát triển. Và đối với những lĩnh vực mà Bắc Kinh ưu tiên, thang độ này còn lớn hơn nữa.
Trung Quốc đã áp dụng ý tưởng về kế hoạch 5 năm từ kinh nghiệm của Liên Xô trong những năm 1950. Ngân sách nhà nước phân bổ các khoản tài trợ cho một số lĩnh vực nhất định và chúng góp phần vào sự phát triển kinh tế, kinh doanh, nguồn lực hành chính và đầu tư. Các kế hoạch 5 năm đã giúp phát triển nông nghiệp và công nghiệp. Chủ đề công nghệ không đặc biệt xuất hiện trong chiến lược khi đó, nhưng giờ đây, khái niệm đổi mới liên tục xuất hiện, cũng như chương trình hỗ trợ nhu cầu nội địa đối với hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc.
Hiện nay tình hình trở nên phức tạp hơn do nguồn tiền giảm, biến động chính trị quốc tế và các vấn đề kinh tế thế giới do virus coronavirus. Vì vậy Trung Quốc sẽ phải phân bổ trợ cấp chính xác hơn.
Tuy nhiên, giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn có tham vọng lớn. Ví dụ, họ mong muốn xây dựng cơ sở hạ tầng 5G và các “công nghệ xanh", cải cách doanh nghiệp nhà nước và thu hút nguồn vốn tư nhân.
Các kế hoạch của Trung Quốc thường dẫn đến tình trạng dư cung trong nhiều ngành khác nhau, khiến giá cả đi xuống. Nhưng Trung Quốc đã rút ra bài học từ điều này và sẽ không áp đảo các đối thủ cạnh tranh bằng khối lượng. Tuy nhiên, các kế hoạch của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến những công ty mà Trung Quốc sẽ cạnh tranh trong kế hoạch 5 năm tới, Bloomberg viết.