Trung Quốc đang hạn chế nhập khẩu than?

Quản lý tốt để tối ưu hóa hoạt động năng lượng là một cam kết quốc tế của Trung Quốc chứ không phải là cái cớ để gây áp lực chính trị với Úc. Australia không có ý định chính trị hóa vấn đề xuất khẩu than sang Trung Quốc. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, các chuyên gia bình luận về tình hình Trung Quốc hạn chế nhập khẩu than của Úc.
Sputnik

Trung Quốc hạn chế nhập khẩu than

Một số doanh nghiệp và cảng của Trung Quốc đã tạm ngừng hoạt động liên quan đến việc nhập khẩu than của Australia. Báo chí Trung Quốc và các phương tiện truyền thông phương Tây đưa tin này. Trung Quốc là nước nhập khẩu than đá nhiều nhất của Australia – chiếm 27% lượng than luyện kim và chiếm 20% lượng than nhiệt của nước này. Trong năm 2019, than đá là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2 của Australia sau quặng sắt đạt trị giá hơn 39,5 tỷ USD. 

Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan, kể từ tháng 9, Trung Quốc bắt đầu giảm lượng than nhập khẩu. Các lô hàng từ Úc đã giảm mạnh, các lô hàng than từ Indonesia giảm vừa phải. Reuters trích lời của các nhà phân tích lưu ý rằng, trong năm 2020, nhập khẩu than của Trung Quốc sẽ giảm một phần tư so với năm ngoái, xuống còn khoảng 80 triệu tấn.

Vì môi trường sinh thái - nguyên nhân chính khiến Trung Quốc giảm nhập khẩu than 

Trả lời phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Chen Hong, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Úc tại Đại học Sư phạm Hoa Đông - Thượng Hải (Trung Quốc) cho biết, ở Trung Quốc một số nhà máy thép tạm dừng hoạt động và nhiều lò cao bị đóng cửa, đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm nhập khẩu than của Úc. 

Các nước nên đề phòng kế hoạch 5 năm mới của Trung Quốc

"Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc hạn chế nhập khẩu than của Úc là do Trung Quốc đang tăng cường nỗ lực khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường. Ví dụ, kể từ ngày 1 tháng 10, tỉnh Hà Bắc áp dụng các biện pháp cứng rắn để kiểm soát và giảm lượng khí thải carbon trong các ngành gây ô nhiễm cao, bao gồm cả ngành thép. Một số nhà máy thép và lò cao đã ngừng sản xuất. Đây là nguyân nhân chính dẫn đến việc ngừng nhập khẩu than từ Australia.
Là một quốc gia lớn có trách nhiệm, Trung Quốc đang thực hiện các bước cần thiết để giảm lượng khí thải trong khi tất cả chúng ta đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu và ô nhiễm. Ở Úc, các vấn đề thương mại bị chính trị hóa, đây là tâm lý của Chiến tranh Lạnh. Động thái của Trung Quốc ngừng nhập khẩu than từ Australia được gọi là "hành động ép buộc kinh tế". Những dự đoán như vậy không có cơ sở. Trên thực tế, Trung Quốc không bao giờ đưa ra điều khoản chính trị vào thương mại và đầu tư. Quản lý tốt để tối ưu hóa hoạt động năng lượng là một cam kết quốc tế của Trung Quốc chứ không phải là cái cớ để gây áp lực chính trị với Úc”.

Trả lời phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Mikhail Belyaev từ Viện nghiên cứu chiến lược Nga RISI cũng cho rằng, cam kết cắt giảm lượng khí thải độc hại là lý do chính khiến Trung Quốc thắt chặt hạn ngạch nhập khẩu than từ Australia:

"Phương Tây cáo buộc Trung Quốc là một trong những nước đi đầu trong lĩnh vực ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, Trung Quốc đang tích cực chuyển sang sử dụng các công nghệ thay thế và tiết kiệm năng lượng. Điều này tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác trên nền tảng công nghệ cao. Than là nguồn năng lượng gây ô nhiễm lớn nhất, do đó cần phải giảm tỷ lệ tiêu thụ than và chuyển sang các nguồn sạch hơn".
Trung Quốc có thể dẫn đầu thế giới về việc chuyển dịch sang năng lượng xanh

Australia không có ý định chính trị hóa vấn đề xuất khẩu than sang Trung Quốc

Bình luận thông tin về việc Trung Quốc hạn chế nhập khẩu than Úc, Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham cho biết, ông đã có các cuộc thảo luận với cộng đồng doanh nghiệp ngành than của Úc và đang tiếp cận với nhà chức trách Trung Quốc thông qua các kênh ngoại giao. Ông đã chất vấn chính quyền Trung Quốc về thông tin có chỉ thị cho các công ty nước này ngừng mua than Úc để trả đũa thương mại. Australia muốn để Trung Quốc đảm bảo rằng, tất cả các điều khoản của hiệp định thương mại tự do và các cam kết giữa Australia và Trung Quốc đang được thực hiện. Bộ trưởng cũng lưu ý rằng ông không xác nhận khả năng Trung Quốc áp đặt lệnh cấm phi chính thức để các công ty Trung Quốc ngừng mua than của Australia.

Về phần mình, Thủ tướng Australia Scott Morrison lưu ý rằng, việc Trung Quốc thắt chặt hạn ngạch nhập khẩu than không có gì lạ. Ông coi đây chỉ là một nỗ lực để cân bằng cung và cầu trên thị trường nội địa Trung Quốc. 

Liệu Trung Quốc có thể tự phục hồi nền kinh tế?

Bình luận về vấn đề này, các nhà quan sát lưu ý rằng, lần này chính phủ Úc không muốn chính trị hóa các va chạm thương mại. Xét theo mọi việc, Úc không có ý định coi lệnh cấm của Trung Quốc là một đòn mạnh vào quan hệ thương mại với Australia. Theo chuyên gia Mikhail Belyaev, chính phủ Australia tỏ ra rất bình tĩnh vì họ muốn duy trì quan hệ bình thường với Trung Quốc:

"Người ta thường chính trị hóa những sự kiện như vậy chỉ khi sự kiện đó không đe dọa lợi ích của người bày ra sự ồn ào. Hoặc khi họ thấy rõ rằng, tình hình có thể đi vào giai đoạn cấp bách. Úc không muốn chính trị hóa vấn đề, họ muốn giải quyết vấn đề này. Australia hiểu rõ tầm quan trọng và vai trò của Trung Quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, vì vậy họ đang suy nghĩ về cách giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích của mình và lợi ích của Trung Quốc để giảm thiểu thiệt hại ít nhất cho bản thân".
Thảo luận