Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Bắc Kinh và Manila đạt đồng thuận về khai thác dầu khí ở Biển Đông

BẮC KINH (Sputnik) - Trung Quốc và Philippines đã đạt được đồng thuận về việc cùng khai thác dầu khí ở Biển Đông và đã thiết lập một cơ chế tham vấn và hợp tác thích hợp, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian cho biết tại cuộc họp báo ngắn hôm thứ Sáu.
Sputnik

Trước đó, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã thông qua việc dỡ bỏ lệnh cấm thăm dò dầu khí ở Biển Đông. Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, động thái này sẽ mở đường cho việc nối lại công việc thăm dò ở các vùng lãnh thổ tranh chấp, bao gồm cả việc thăm dò chung đã được lên kế hoạch với Trung Quốc. Bộ trưởng Năng lượng Alfonso Casi cho biết lệnh cấm vận được dỡ bỏ "với mục đích tốt" trong bối cảnh các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Philippines và Trung Quốc về việc cùng thăm dò dầu khí.

Đã rõ thỏa thuận ‘ăn chia’ giữa Philippines và Trung Quốc trên Biển Đông
"Trung Quốc và Philippines đã đạt được đồng thuận về việc cùng khai thác dầu khí ở Biển Đông, tạo ra cơ chế tham vấn và hợp tác thích hợp. Chúng tôi hy vọng rằng các bên sẽ cùng nhau đạt được tiến bộ trong phát triển chung", - ông Zhao Lijian nói.

Năm ngoái, Trung Quốc và Philippines đã thảo luận về khả năng cùng thăm dò dầu khí ở Biển Đông.

Tranh chấp các đảo ở Biển Đông

Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc đã bất đồng với một số quốc gia trong khu vực về quyền lãnh thổ đối với một số đảo trên Biển Đông. Trên thềm các đảo này phát hiện trữ lượng hydrocarbon đáng kể. Ở đây chủ yếu đề cập về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines có liên quan đến tranh chấp ở mức độ này hay mức độ khác.

Trung Quốc tự tay phá huỷ uy tín quốc tế bằng hành động ở Biển Đông

Kể từ cuối năm 2013, Trung Quốc đã tiến hành thực hiện các công việc quy mô lớn nhằm tạo ra các đảo nhân tạo, cũng như việc mở rộng và phát triển các lãnh thổ này.

Tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague đã ra phán quyết đối với đơn kiện của Philippines rằng Trung Quốc không có cơ sở cho các yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông. Tòa án phán quyết rằng các vùng lãnh thổ tranh chấp của quần đảo Trường Sa không phải là đảo và không hình thành vùng đặc quyền kinh tế. Trung Quốc tuyên bố rằng phán quyết của trọng tài là không hợp lệ.

Đọc thêm:

Thảo luận