Ilham Aliyev: Đối với Azerbaijan, đây là cuộc chiến tranh giải phóng

Các hoạt động quân sự ở Nagorno-Karabakh tiếp tục tiếp diễn kể từ cuối tháng 9. Tại cuộc họp ở Matxcơva của các ngoại trưởng Nga, Azerbaijan và Armenia đã đạt được thỏa thuận tạm ngừng bắn, nhưng, không lâu sau khi đạt được thỏa thuận này, vẫn có những cáo buộc từ hai bên về các hành động tấn công vào các vị trí của nhau.
Sputnik

Tổng giám đốc MIA Rossiya Segodnya Dmitry Kiselev đã phỏng vấn các nhà lãnh đạo của Azerbaijan và Armenia, họ được đưa ra những câu hỏi giống nhau và có thời gian trả lời câu hỏi như nhau. Trả lời cuộc phỏng vấn của Tổng giám đốc Hãng thông tấn Rossiya Segodnya ông Dmitry Kiselev, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev nói về cách ông đánh giá tình hình hiện tại trong khu vực, về thiệt hại của các bên trong cuộc xung đột, trả lời câu hỏi về những lính đánh thuê từ Syria và Libya được cho là đang chiến đấu bên phía Azerbaijan. 

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan: Tình hình Karabakh đã trở thành cuộc xung đột khu vực

- Thưa ngài Tổng thống, tôi chân thành biết ơn ngài về cơ hội đặt những câu hỏi với ngài vào thời điểm khó khăn như vậy đối với Azerbaijan và toàn thế giới. Ngài đánh giá thế nào về kết quả của các hoạt động quân sự kể từ ngày 27 tháng 9?  Theo ước tính của ngài, các bên bị thiệt hại như thế nào và có nhiều tù binh không?

- Đến nay, tổn thất của chúng tôi là 43 người chết và hơn 200 người bị thương, khoảng hai nghìn ngôi nhà ở các làng mạc và thị trấn tiếp giáp với đường ranh chia cắt bị phá hủy hoặc hư hỏng hoàn toàn. Đáng tiếc, các cuộc pháo kích từ phía Armenia vẫn tiếp tục sau khi có thỏa thuận về các thông số ngừng bắn, bao gồm cả vụ ném bom man rợ vào thành phố Ganja khiến 10 dân thường thiệt mạng và khoảng 40 người bị thương. Về tổn thất trên chiến trường, theo số liệu của chúng tôi, tổn thất của phía Armenia lớn hơn nhiều so với tổn thất của chúng tôi. Chúng tôi sẽ công bố số binh sĩ thương vong sau khi kết thúc giai đoạn nóng của cuộc xung đột.

- Chúng tôi đang nghe từ các phía khác nhau về sự tham gia của lính đánh thuê từ Syria, hoặc từ Libya về phía quân đội Azerbaijan, chúng tôi có thể tin điều này ở mức độ nào?

- Tôi đã nói về chủ đề này nhiều lần rồi. Azerbaijan không cần bất kỳ sự tham gia quân sự nào của nước ngoài. Quân đội của chúng tôi bao gồm hơn một trăm nghìn binh sĩ và nếu cần thiết, nếu có lệnh tổng động viên, con số này có thể tăng gấp mấy lần. Hiện nay, các đơn vị quân đội mà chúng tôi có sẵn có đủ khả năng thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào. Những đoạn video về việc phá hoại các thiết bị quân sự của Armenia có sẵn trên mạng. Tất nhiên, không có lính đánh thuê nào sở hữu trình độ chuyên nghiệp và khả năng kỹ thuật như vậy. Chỉ riêng các máy bay tấn công không người lái của chúng tôi đã phá hủy thiết bị quân sự của đối phương trị giá hơn 1 tỷ USD, chưa kể các phương tiện chiến đấu khác mà chúng tôi sử dụng. Chúng tôi không cần thêm lực lượng quân sự. 

- Hiệp định Matxcova ngày 10/10 đề cập đến những nguyên tắc cơ bản của việc giải quyết xung đột. Theo Ngài, đó là những nguyên tắc nào?

- Những nguyên tắc này đã được phát triển trong nhiều năm. Khi tôi đã làm việc với ban lãnh đạo tiền nhiệm của Armenia, chúng tôi rất tích cực thực hiện những bước tiến trong quá trình điều phối các lập trường. Quá trình này là rất phức tạp. Tuy nhiên, cả hai bên đã thể hiện mong muốn đi theo con đường giải quyết chính trị. Đáng tiếc, sau khi chính quyền đương nhiệm lên nắm quyền ở Armenia, tất cả các thành tích và tiến bộ đạt được trước đó chỉ đơn giản bị ném vào thùng rác. Ngoải ra, phía Armenia đã cố gắng thay đổi hình thức đàm phán, mời các nhà chức trách của cái gọi là Cộng hòa Nagorno-Karabakh tham gia vào quá trình đàm phán, nhưng, đề xuất này đã bị chúng tôi và các đồng chủ tịch của Nhóm OSCE Minsk từ chối. 

Ngoại trưởng Nga Lavrov nêu điều kiện để ổn định tình hình ở Karabakh

Nếu nói về các nguyên tắc cơ bản, mọi thứ đều được ghi rõ trong văn kiện này. Việc giải phóng các vùng Azerbaijan bị chiếm đóng được lên kế hoạch theo từng giai đoạn. Mở tất cả các đường liên lạc, bao gồm cả các đường liên lạc được đặt tại các khu vực khác trên biên giới Armenia-Azerbaijan. Sự trở lại của những người tị nạn và những người di cư trong nước về nơi xuất xứ của họ, ngụ ý sự trở lại của những người tị nạn Azerbaijan trở lại Shusha và các khu vực khác của Khu tự trị Nagorno-Karabakh. Ngoài ra, các bên phải đồng ý tiến hành cuộc đàm phán về quy chế của Nagorno-Karabakh.

Tóm lại, đây là những nguyên tắc cơ bản mà Azerbaijan luôn tôn trọng và chúng tôi đã phát triển chúng. Nhưng, chính phủ mới của Armenia đã nhiều lần tuyên bố rằng, điều đó là không thể chấp nhận được, rằng họ sẽ không trả lại 1cm2 nào. Họ liên tục nói lên những lời đe dọa, lăng mạ chúng tôi, điều đó dẫn đến một cuộc đối đầu như vậy. 

- Thưa ngài Tổng thống, nếu nói về các thỏa hiệp, thì ngài vẫn sẵn sàng cho những thỏa hiệp nào? Liệu có ranh giới nào đó mà ngài sẽ không rút lui trong bất kỳ hoàn cảnh nào?

- Về chỉ giới đường đỏ, chúng tôi đã nói rất rõ điều này và các đồng chủ tịch của Nhóm Minsk cũng nhận thức rõ điều này: trong mọi trường hợp, sự toàn vẹn lãnh thổ của Azerbaijan không thể bị xâm phạm, trong mọi trường hợp Azerbaijan không chấp nhận việc ly khai của Nagorno-Karabakh. Đồng thời, đề xuất của chúng tôi xuất phát từ thực tế là trong tương lai cộng đồng Armenia và cộng đồng Azerbaijan nên chung sống hòa bình trên lãnh thổ Nagorno-Karabakh. 

Yerevan tố cáo Baku xâm phạm lãnh thổ đất nước

- Thưa ngài Tổng thống, cám ơn ngài, tôi đã nêu tất cả các câu hỏi mà tôi đã định sẵn, có lẽ ngài muốn nói thêm điều gì đó?

- Dựa trên sự thật, tôi muốn thu hút sự chú ý của khán giả đến những gì đã thực sự xảy ra và đang diễn ra. Vào đầu thế kỷ 19, Vua Irbahim Khalil của Karabakh và Shusha đã ký một thỏa thuận với nước Nga Sa hoàng do Tướng Tsitsianov đại diện về việc trở thành một phần của Đế quốc Nga. Văn bản thỏa thuận này, nó được gọi là Hiệp ước Kurekchay, được đưa lên Internet, mọi người có thể làm quen với nó. Và hiệp định này không nói một lời nào về dân số Armenia của Hãn quốc Karabakh. Sự tái định cư lớn của người Armenia đến khu vực này bắt đầu sau hai cuộc chiến tranh Nga-Ba Tư năm 1813 và năm 1828. Và kể từ đó, việc tái định cư hàng loạt của người Armenia tới vùng Karabakh đã bắt đầu từ lãnh thổ của nước Iran hiện đại và một phần của Đông Anatolia. Điều này giải thích mảnh đất này thuộc về ai về mặt lịch sử. 

Sau khi Đế quốc Nga sụp đổ vào năm 1918, Cộng hòa Dân chủ Azerbaijan và nhà nước độc lập Armenia được thành lập. Và Cộng hòa Dân chủ Azerbaijan đã được thành lập trên lãnh thổ này, hơn nữa, vào ngày hôm sau khi tuyên bố thành lập Cộng hòa Dân chủ Azerbaijan, nước này đã quyết định chuyển thành phố Yerevan cho Armenia làm thủ đô. Đây cũng là một sự kiện lịch sử. 

Tình hình gần biên giới Iran dễ bùng nổ: Tehran chuẩn bị kế hoạch gì cho Karabakh

Năm 1921, văn phòng Kavkaz của Đảng Cộng sản Nga (những người Bolshevik) đã thông qua quyết định để Nagorno-Karabakh là một phần của Azerbaijan, chứ không phải chuyển Nagorno-Karabakh cho Azerbaijan như một số nhà sử học giải thích. Đây là lịch sử của vùng này. Tôi nghĩ mọi người đều biết điều gì đã xảy ra sau khi Liên Xô sụp đổ. Rốt cuộc, sự sụp đổ của Liên Xô cũng bắt đầu sau khi Nagorno-Karabakh tuyên bố ly khai khỏi Azerbaijan.

Đáng tiếc, nhiều người đã lãng quên về những cuộc biểu tình đó, không nhớ ai đã tổ chức chúng, ai đứng sau chúng. Tôi thường nói rằng, Pashinyan là sản phẩm của Soros. Và tôi nghĩ mọi người đều đồng ý với tôi.

Nhưng, Soros thậm chí không còn là một con người, anh ấy là một khái niệm. Tôi không loại trừ rằng, khi đó những công cụ như vậy đã được sử dụng để tiêu diệt đất nước vĩ đại. Phá hoại từ bên trong, gieo rắc bất hòa, gây hấn từ bên ngoài nhằm vào các dân tộc để phá hủy một đất nước.

Thảo luận