Trung Quốc phản bác sức ép tâm lý của Hoa Kỳ về vấn đề Tây Tạng

Hoa Kỳ đã chỉ định một điều phối viên đặc biệt chuyên trách các vấn đề Tây Tạng. Bình luận về quyết định bổ nhiệm nhân sự này của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cơ quan đối ngoại của Trung Quốc gọi đó là «sự thao túng chính trị».
Sputnik

Còn các chuyên gia mà Sputnik phỏng vấn thì nhận xét đây là nước cờ tranh cử của Trump, đồng thời là nỗ lực làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ của Trung Quốc với Ấn Độ và Nepal.

Đụng độ chết người ở biên giới. Tại sao quân nhân Ấn Độ và Trung Quốc đấu giáp lá cà

Robert Destro, Trợ lý Ngoại trưởng về dân chủ, nhân quyền và lao động, đã được bổ nhiệm làm điều phối viên đặc biệt tương ứng với Đạo luật về Chính sách Tây Tạng. Điều này nêu trong công bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Nhà ngoại giao đảm trách điều phối các nỗ lực của Hoa Kỳ về thúc đẩy đối thoại giữa Trung Quốc và Đạt-lai Lạt-ma hoặc các đại diện của ông. Nhiệm vụ của Robert Destro là «bảo vệ bản sắc tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ nguồn cội của người Tây Tạng», để đạt được sự tôn trọng với nhân quyền của dân Tây Tạng, - như chỉ ra trong tài liệu bổ nhiệm.

Vị trí điều phối viên đặc biệt về Tây Tạng trong cơ cấu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ được đặt ra vào năm 1997. Trong khi đó, như ông Alexei Maslov Giám đốc Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) lưu ý trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ngay cả vào những năm dưới thời Tổng thống Bill Clinton là giai đoạn 1993 - 2001, sự hỗ trợ của Hoa Kỳ dành cho Đạt-lai Lạt-ma vẫn bị đánh giá là không đạt hiệu quả.

«Việc bổ nhiệm một điều phối viên đặc biệt về Tây Tạng hoàn toàn không phải là chuyện gì mới mẻ. Hoa Kỳ từ lâu đã ủng hộ hoạt động của Đạt-lai Lạt-ma và tài trợ cho sứ mệnh của ông. Các hoạt động này do một quan chức đặc biệt điều phối. Tuy nhiên - và đây là điều quan trọng nhất – dưới thời chính quyền Clinton, người ta đã quyết định rằng chính bản thân chính sách phá hoại như vậy là không hiệu quả. Không phải dành cho đối thoại Mỹ-Trung, không phải dưới góc độ tài chính, vì rằng Hoa Kỳ đã chi hàng tỷ USD để hỗ trợ phong trào nhân quyền  Tây Tạng. Bây giờ, như đang thấy, Hoa Kỳ rõ ràng quay trở lại hình mẫu cũ».
Trung Quốc phản bác sức ép tâm lý của Hoa Kỳ về vấn đề Tây Tạng

Cương vị Điều phối viên đặc biệt về Tây Tạng vẫn bỏ trống suốt từ ngày 20 tháng 1 năm 2017. Tại sao động tác bổ nhiệm mới lại diễn ra ngay vào lúc này, khi chỉ còn chưa đầy một tháng trước cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ? Lý giải rất giản đơn: đây là động thái tranh cử của Trump, - như chuyên gia Yana Leksyutina, Giáo sư ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Ông Biden hứa nếu thắng cử sẽ gây sức ép với Trung Quốc về vấn đề Tây Tạng
«Với việc bổ nhiệm tân điều phối viên đặc biệt, Trump đang cố gắng thu hút sự chú ý một lần nữa đến chủ đề Trung Quốc. Dư luận ở Hoa Kỳ bây giờ hình thành theo cách mà tất nhiên, có thể nhắm vào tinh thần bài Trung, và như vậy sẽ được thêm điểm trong cuộc đua Tổng thống. Một phần nữa, việc bôe nhiệm này như là tín hiệu gửi các cử tri ủng hộ Trump niềm tin tưởng rằng họ sẽ giành chiến thắng. Dễ hiểu là giả sử Trump thua cuộc thì trước hết chính quyền của Biden sẽ thay toàn bộ đội ngũ nhân sự. Lúc ấy Điều phối viên do Trump bổ nhiệm sẽ bị tước quyền hạn, và chắc là một người mới sẽ được chỉ định. Đây là tín hiệu của Trump rằng ông ấy vững tin vào chiến thắng, rằng sự bổ nhiệm này sẽ được duy trì cả trong nhiệm kỳ Tổng thống kế tiếp».

Mục tiêu của Hoa Kỳ: Tăng căng thẳng trong quan hệ của Trung Quốc với Ấn Độ và Nepal

Trong cuộc họp báo ngắn ở Washington, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói rằng Destro sẽ thu hút các thủ lĩnh Tây Tạng, các đối tác quốc tế và các chuyên gia trong việc giải quyết các vấn đề của Tây Tạng. Ông cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy sự hiệp lực của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ với cộng đồng người Tây Tạng toàn cầu và đông đảo những người ủng hộ họ để bảo vệ nhân quyền, bao gồm quyền tự do tôn giáo.

Chuyên gia Nga Alexei Maslov nhận xét, trong lời nhắn nhủ này của Ngoại trưởng hướng tới tân điều phối viên đặc biệt hàm chứa ý tứ nỗ lực tạo ra tình huống xung đột mới ở các khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Trung Quốc và Nepal.

Trung Quốc phản bác sức ép tâm lý của Hoa Kỳ về vấn đề Tây Tạng
«Đây không phải là vấn đề cục bộ mà hiển nhiên là địa chính trị. Vấn đề tín ngưỡng vì Tây Tạng, hầu như không được nêu ra giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong những năm gần đây. Nếu bây giờ nó lại được khơi lên, ắt sẽ có nung nấu cuộc xung đột mới âm ỉ song hành với tranh chấp biên giới. Yếu tố Tây Tạng trên bình diện tôn giáo rất có thể sẽ được sử dụng ráo riết trong tuyên truyền của Mỹ. Hồi những năm 70-80 của thế kỷ trước, Hoa Kỳ đã cấp xung lực kích thích phong trào rộng lớn đấu tranh cho cái gọi là «tự do của Tây Tạng». Phục vụ cho điều này, họ đã lôi kéo nhiều nghệ sĩ và nhà hoạt động chính trị. Và bây giờ Hoa Kỳ  sẽ cố gắng làm tổn hại hình ảnh Trung Quốc, kích động xung đột địa chính trị bằng cách khai thác đề tài Tây Tạng».

Vấn đề Tây Tạng là công cụ của Hoa Kỳ để gây sức ép với Trung Quốc

Bổ nhiệm một đặc phái viên mới chuyên điều phối công việc về Tây Tạng cũng có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ quan tâm nhiều hơn đến vấn đề «nhân quyền» nhằm gây sức ép chống Trung Quốc. Đó là nhận xét do chuyên gia Sơn Lôi từ Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ thuộc Viện Các vấn đề Quốc tế Trung Quốc nêu ra trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Trung Quốc sẽ đưa ra các hạn chế thị thực cho công dân Hoa Kỳ vì Tây Tạng
«Việc bổ nhiệm này tương ứng với chiến lược tổng thể hiện tại của Hoa Kỳ trong quan hệ với Trung Quốc. Động thái đó sẽ dẫn đến tăng áp lực với Trung Quốc về quyền con người. Đã có lịch sử Hoa Kỳ nhiều lần hành động chống Trung Quốc bằng cách sử dụng vấn đề nhân quyền. Chẳng hạn, hồi những năm 90 của thế kỷ trước, suốt trong chục năm liên tiếp, phía Mỹ đã đệ trình ra Liên Hợp Quốc nhiều dự thảo văn kiện nhằm bày tỏ «sự lo ngại về tình hình nhân quyền ở CHND Trung Hoa». Tất cả các dự thảo đó đều bị Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bác bỏ. Sau đó, với sự ổn định của quan hệ Trung-Mỹ dưới thời các Tổng thống Bush và Obama, vấn đề nhân quyền dần lui xuống hàng thứ yếu. Cả hai Tổng thống này đều tập trung nhiều hơn vào hợp tác với Bắc Kinh, hiểu rằng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ tồn tại sự khác biệt quan điểm về vấn đề nhân quyền, và nếu để nó chiếm ưu thế chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến bầu không khí đối thoại giữa các bên.

Hiện tại, ê-kip chính quyền Trump muốn đẩy mạnh sự cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, vì thế vấn đề nhân quyền đương nhiên là một công cụ phù hợp để gây sức ép với Trung Quốc. Ngoại giao Mỹ có truyền thống khai thác vấn đề nhân quyền ở Tây Tạng. Và việc ban lãnh đạo của Trump bổ nhiệm tân điều phối viên đặc biệt có nghĩa là Hoa Kỳ một lần nữa muốn sử dụng chiêu thức «dùi cui» này để cố đẩy Trung Quốc vào chân tường theo nghĩa bóng».

Thảo luận