Sự giúp đỡ của Liên Xô đặt nền móng cho những thành công của Việt Nam ngày hôm nay

Không loại coronavirus nào có thể cản trở bạn bè giao tiếp với nhau. Kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Nga và Việt Nam là một lý do chính đáng để phân tích chặng đường mà hai nước đã cùng nhau đi qua.
Sputnik

Sự tương tác giữa các nước chúng ta rất đa phương và hiệu quả, và một trong những lĩnh vực quan trọng nhất là Hội thảo quốc tế trực tuyến “Kỷ niệm 70 năm Quan hệ Việt-Nga trong Khoa học và Giáo dục”, thu hút các nhà khoa học và giáo viên từ các cơ sở khoa học và giáo dục hàng đầu của Nga và Việt Nam. 65 báo cáo được trình bày tại hội nghị, phản ánh từ các góc độ khác nhau về lịch sử và thời kỳ hiện đại của sự hợp tác giữa Liên Xô và Nga và Việt Nam trong khoa học và giáo dục, kinh nghiệm dạy tiếng Nga cho sinh viên Việt Nam và tiếng Việt cho sinh viên Nga, cũng như các vấn đề dịch văn xuôi và thơ Nga sang tiếng Việt.

Một mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam –Liên bang Nga sẽ được thiết lập

Sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các bài phát biểu của các đại biểu Việt Nam là ý kiến cho rằng sự hỗ trợ của Liên Xô đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của khoa học và giáo dục ở nước Việt Nam độc lập vốn còn non trẻ. 50 nghìn sinh viên tốt nghiệp các trường đại học của Liên Xô đã trở thành những chuyên gia có trình độ cao, đảm nhận những vị trí hàng đầu trong tất cả các ngành kinh tế, khoa học và văn hóa. Hệ thống giáo dục của Liên Xô không chỉ nâng cao trình độ học vấn của người Việt Nam mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng trước quân Mỹ xâm lược và mở đường cho công cuộc tái thiết và phát triển đất nước sau chiến tranh. Giờ đây, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiệm vụ hiện đại hóa hệ thống giáo dục, tăng cường tính linh hoạt và thực dụng, đưa lý thuyết và thực hành xích lại gần nhau hơn.

Sự giúp đỡ của Liên Xô đặt nền móng cho những thành công của Việt Nam ngày hôm nay

Các đại biểu tham dự hội nghị nhắc lại các giai đoạn hợp tác khác nhau giữa hai nước trong lĩnh vực giáo dục, bắt đầu từ việc đoàn 21 sinh viên Việt Nam đầu tiên sang Liên Xô ngay sau khi hai nước mới thiết lập quan hệ ngoại giao được 10 tháng, đồng thời đánh giá cao sự đóng góp của những chuyên gia Việt Nam học đầu tiên của Liên Xô. Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử các nước Viễn Đông thuộc trường Đại học quốc gia Saint Peterburg, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh, ông Vladimir Kolotov, kể lại rằng người Nga bắt đầu được làm quen với Việt Nam ở St.Petersburg vào giữa thế kỷ 19, về những cuốn sách giáo khoa đầu tiên của tiếng Annamite được viết ra ở Leningrad (trước đây là St. Petersburg) trong những năm 30 của thế kỷ 20 bởi giáo sư Julian Shutskiy, về cuộc đời của Hồ Chí Minh ở Leningrad và việc thành lập trường dạy tiếng Việt ở Leningrad của Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn. Báo cáo của Giáo sư Kolotov được minh họa bằng các tài liệu lưu trữ quý hiếm khiến người nghe hết sức quan tâm.

Bộ Giáo dục Liên bang Nga có kế hoạch cử giáo viên dạy tiếng Nga đến Việt Nam

Các báo cáo về hợp tác giữa các trường đại học và tổ chức khoa học của Nga và Việt Nam cũng hết sức phong phú. Phó Hiệu trưởng Phụ trách Quan hệ Quốc tế của Đại học Liên bang Viễn Đông Evgeny Vlasov nói về kinh nghiệm bốn mươi năm nghiên cứu Việt Nam tại Vladivostok, điều này giúp hình thành một trong những trường Việt Nam học mạnh nhất tại Nga, về mối quan hệ sâu rộng của FEFU với nhiều trường đại học và cơ sở nghiên cứu của Việt Nam, nơi cung cấp nhiều cơ hội thực tập cho sinh viên và giáo viên ngôn ngữ và khoa học, đồng thời cũng giúp thu hút sinh viên mới từ Việt Nam sang học tập tại FEFU. Thạc sĩ Đỗ Hương Quyễn chia sẻ dữ liệu thú vị từ việc thăm dò ý kiến của sinh viên Việt Nam tại các trường đại học Nga. Thì ra điểm đánh giá cao nhất không thuộc về các trường đại học của thủ đô, mà là các trường đại học ở Tomsk, Voronezh, Vladivostok và các thành phố khác của Nga. Điểm đánh giá cao nhất cho chất lượng giáo dục được đưa ra bởi các kỹ sư xây dựng, bác sĩ và đại diện của các chuyên ngành kỹ thuật, những người có được công việc tốt với mức lương xứng đáng nhờ nền giáo dục Nga.

Sự giúp đỡ của Liên Xô đặt nền móng cho những thành công của Việt Nam ngày hôm nay

Một ví dụ điển hình về sự hợp tác giữa các nhà khoa học hai nước là dự án hợp tác dài hạn giữa Viện Đông phương học và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về nghiên cứu ngôn ngữ bất thành văn của các dân tộc bản địa Việt Nam do bà Natalia Kraevskaya, Phó Giáo sư Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội trình bày. Dự án này không chỉ mang lại thông tin vô giá cho khoa học mà còn giúp bảo tồn các ngôn ngữ hiếm và giúp các dân tộc ít người thích nghi với cuộc sống mới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Putin điện mừng 70 năm quan hệ Việt- Nga

Có lẽ, phong phú nhất về số lượng và đa dạng nhất về chủ đề là các báo cáo về việc giảng dạy tiếng Nga và tiếng Việt và dịch các tác phẩm nghệ thuật. Chuyên gia về Nga nổi tiếng của Việt Nam, nguyên Phó khoa tiếng Nga của trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, bà Nguyễn Tuyết Minh, người được trao tặng Huân chương Pushkin, đã nói về hai dự án lớn của các nhà ngôn ngữ Nga và Việt Nam, những người đã đóng góp đáng kể cho nền khoa học và giáo dục nước ta. Đó là thành tựu của giai đoạn những năm 1982-1990: thành lập tổ hợp giáo dục "Tiếng Nga" dành cho các khoa ngôn ngữ của các trường đại học ở Việt Nam 1982-1990 biên soạn từ điển Việt-Nga mới lớn, bao gồm hầu hết các từ vựng được sử dụng trong văn học Việt Nam hiện đại. Bà Elena Zubtsov, Phó Giáo sư Khoa Dịch thuật, Đại học Ngôn ngữ Quốc gia Matxcơva chia sẻ những suy nghĩ của mình về tình hình Việt Nam học và việc giảng dạy tiếng Việt ở nước Nga hiện đại, cũng như cho biết về công việc soạn thảo sách giáo khoa tiếng Việt mới dành cho các lớp tiểu học dựa trên cơ sở cuốn giáo khoa xuất sắc ra đời cách đây 30 năm. Sách mới sẽ duy trì các nguyên tắc phương pháp luận của những người đi trước vì chúng đã được chứng minh hiệu quả trong đào tạo nhiều thế hệ học sinh, nhưng cũng sẽ chứa đầy những nội dung mới đáp ứng yêu cầu của ngày hôm nay và có thể là ngày mai.

Quan hệ giữa Nga và Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài

Trong hội nghị đã có các bài báo cáo trình bày về lịch sử dạy tiếng Nga ở Việt Nam, về phương pháp dạy tiếng Nga hiện đại cho học sinh Việt Nam, các chuyên khảo về văn học Nga của Việt Nam, về hình tượng các anh hùng trong các tác phẩm kinh điển của Nga, về việc sáng tác và dịch cuốn "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh sang tiếng Nga và thậm chí về việc thành lập một trang web đặc biệt bằng tiếng Nga về chuyên đề ẩm thực Việt Nam, vốn được đánh giá cao trên toàn thế giới.

Một báo cáo có thể được coi là hết sức cô đọng về thái độ của người Việt Nam được đào tạo tại Liên Xô là của Viện trưởng Viện Cổ sinh, Chủ tịch Hội Địa tầng Việt Nam Tạ Phương. Tốt nghiệp một trường đại học ở Voronezh, bảo vệ luận án phó tiến sĩ ở Novosibirsk, ông đem lòng yêu nước Nga và tiếng Nga suốt đời. Công việc thứ hai của nhà khoa học là dịch thơ Nga. Ông đã dịch một số lượng lớn các bài thơ của Pushkin và Lermontov, Yesenin và Akhmatova, dịch Tsvetaeva, Rubtsov, Simonov, Akhmadullina và các nhà thơ đương đại khác.

Sự giúp đỡ của Liên Xô đặt nền móng cho những thành công của Việt Nam ngày hôm nay

Hợp tác Nga-Việt trong lĩnh vực khoa học và giáo dục đã có những thành công to lớn, nhưng cũng còn tồn đọng những vấn đề đáng kể. Cần có ý chí chính trị, quyết tâm và trí tuệ của cả hai quốc gia để phát huy đầy đủ tiềm năng tương tác trong các lĩnh vực quan trọng này.

Thảo luận