Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản: Trung Quốc đang kích động căng thẳng trong khu vực

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi cho rằng chính quyền CHND Trung Hoa đã tăng tốc quá trình thay đổi tình hình trong khu vực, do đó kích động căng thẳng.
Sputnik

Theo hãng thông tấn Kyodo đưa tin hôm thứ Bảy, người đứng đầu cơ quan quân sự của Nhật Bản đưa ra tuyên bố này trong thông điệp video tại hội nghị khai mạc ở Tokyo chuyên về hợp tác giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Tại sao Trung Quốc gây căng thẳng trong khu vực?

«Trung Quốc đang phô trương sức mạnh, đơn phương đẩy nhanh sự thay đổi tình hình khu vực và kích động leo thang, thậm chí ngay cả trong bối cảnh coronavirus đang lây lan», - hãng Kyodo dẫn lời Bộ trưởng Kishi. Đồng thời, lấy ví dụ chứng minh hành động đơn phương của Bắc Kinh nhằm thay đổi tình hình, Bộ trưởng Nhật Bản nhắc đến sự xuất hiện các tàu tuần tra của Trung Quốc trong vùng biển quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) ở biển Hoa Đông, là đối tượng tranh chấp lãnh thổ giữa Tokyo và Bắc Kinh.
Người đứng đầu cơ quan quân sự Nhật Bản cũng chỉ ra việc Trung Quốc kiến thiết các đảo nhân tạo lớn ở Biển Đông, - như hãng Kyodo nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Kishi bày tỏ lo ngại rằng «Trong tình trạng thiếu cởi mở minh bạch, CHND Trung Hoa đang nhanh chóng củng cố tiềm lực và gia tăng sức mạnh quân sự của mình». Ông Bộ trưởng cũng lưu ý rằng «trong 30 năm qua, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng 44 lần».

Nhật Bản và Hoa Kỳ lo ngại về tình hình ở Hoa Đông và biển Đông

Trong tương quan này, Bộ trưởng nêu quan điểm rằng Nhật Bản cần tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng với Hoa Kỳ và các đối tác khác trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, - như phản ánh của hãng thông tấn

Tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông

Tình hình xung quanh quần đảo Senkaku bùng phát căng thẳng leo ​​thang vào tháng 9 năm 2012 sau khi chính quyền Tokyo mua lại quần đảo từ chủ sở hữu tư nhân. Căng thẳng vẫn bảo lưu ở Biển Đông do yêu sách của một số nước trong khu vực đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa tiếp giáp. Ngoài CHND Trung Hoa, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines cũng dự phần vào tranh chấp này.

Thảo luận