Trung Quốc sẽ cùng ai khai thác dầu khí ở Biển Đông?

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã ra nghị định cho phép thăm dò và khai thác dầu trên thềm lục địa Biển Đông ngoài khơi bờ biển Philippines. Và ngay lập tức, vấn đề đặt ra là liệu Bắc Kinh có hợp tác với Manila trong vấn đề này hay không, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của mình.
Sputnik

Manila đề xuất điều gì

Chính phủ Philippines đề xuất thăm dò và khai thác dầu mỏ tại ba địa điểm ở Biển Đông, bao gồm cả rạn san hô Reed. Các lô này được giao cho một số công ty Philippines, nhưng họ không có đủ khả năng tài chính nên sự tham gia của Trung Quốc vào các dự án này là điều được mong đợi. Trên thực tế, trước khi tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận hành 3 lô ngoài khơi, công ty PXP Energy Corp của Philippines đã tổ chức thảo luận với công ty nổi tiếng CNOOC. của Trung Quốc. Ở đây đang nói về việc cùng nhau khai thác dầu khí.

Tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: "Trung Quốc và Philippines đã đạt được đồng thuận về việc hợp tác trong lĩnh vực khai thác dầu khí ở Biển Đông".
Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Bắc Kinh và Manila đạt đồng thuận về khai thác dầu khí ở Biển Đông

Và ông ta cho biết thêm là đã lập ra cơ chế thích hợp cho việc đàm phán.

Dầu mỏ quan trọng hơn tham vọng

Rõ ràng là quyết định cuối cùng phụ thuộc vào kết quả của cuộc đấu thầu, nhưng không chỉ có thế, vì ở đây còn có khía cạnh chính trị. Các lô này nằm trong khu vực mà tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á đã diễn ra trong nhiều năm. Chính quyền Philippines đã đệ đơn khiếu kiện các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông lên tòa án La Hay, và dù thắng kiện, nhưng họ không bắt đầu khai thác.

Có cảm tưởng là cả hai bên có thể quên đi tranh chấp lãnh thổ để hợp tác. Và điều này không có gì lạ. Bất chấp nhiên liệu đá phiến được nói đến khá nhiều, dầu mỏ vẫn là nguồn năng lượng chính được sử dụng cho phát triển công nghiệp và nhu cầu sinh hoạt. Trung Quốc ngày nay là nước tiêu thụ dầu lớn nhất trên thế giới. Trung Quốc có dầu mỏ và đang tích cực khai thác nhưng không đủ dùng. Do đó, Trung Quốc mua khối lượng lớn dầu từ Trung Đông. Lĩnh vực thứ hai trong việc thỏa mãn cơn đói dầu của nền kinh tế Trung Quốc là khai thác dầu trên thềm lục địa các vùng biển ven bờ. Ở Biển Đông, nơi một số quốc gia trong khu vực đang tranh chấp chủ quyền, các chuyên gia ước tính trữ lượng dầu tiềm năng ở đây là từ 10 đến 16 tỷ tấn. Hàng năm, các nước trong khu vực thềm lục địa này khai thác từ 150 đến 200 triệu tấn "vàng đen". Trong số đó, Trung Quốc chỉ chiếm hơn 16 triệu tấn.

Duterte dỡ bỏ lệnh cấm thăm dò dầu khí ở Biển Đông

Bắc Kinh muốn tăng tỷ trọng khai thác dầu khí ở Biển Đông, ít nhất là nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế các tỉnh phía Nam Trung Quốc. Cho đến nay, các công ty Trung Quốc thực sự đang khai thác dầu trên thềm lục địa gần đảo Hải Nam, nhưng năm ngoái và năm nay, các giàn khoan dầu của Trung Quốc đã hướng về phía Nam. Điều này gây ra phản ứng tiêu cực từ các nước láng giềng của Trung Quốc vốn coi vùng biển này là của họ.

Sự hợp tác của Trung Quốc với Philippines về khai thác dầu chung có thể có tác động sâu rộng. Việc các nước tiếp cận bờ Biển Đông cùng khai thác tài nguyên thiên nhiên có thể là giải pháp thoát khỏi tình trạng xung đột nói chung trong khu vực. Ví dụ về sự hợp tác như vậy đã tồn tại, trong đó có sự tham gia của CHND Trung Hoa. Chẳng hạn, được biết rằng phía Trung Quốc hợp tác trong lĩnh vực dầu khí với các nước trong khu vực như Indonesia và Malaysia. Tại sao không mở rộng thực tế này sang một không gian rộng hơn? Và thu hút các công ty năng lượng lớn từ các nước ngoài khu vực, như Nga và Mỹ?

Thảo luận