Phải chăng từng có nội chiến ở Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám?

Trong lịch sử nhân loại, các cuộc nội chiến không phải là cái gì quá hiếm hoi bất thường. Từng có hàng chục cuộc nội chiến ở La Mã cổ đại, ba cuộc nội chiến ở nước Anh thời Trung cổ.
Sputnik

Hồi giữa thế kỷ 19, nội chiến đã nổ ra giữa các bang miền bắc và miền nam của Hoa Kỳ, số người Mỹ chết trong cuộc nội chiến này nhiều hơn trong bất kỳ cuộc chiến nào khác mà Hoa Kỳ tham gia.

Khai mạc triển lãm về cuộc cách mạng và đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam ở Moskva

Sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917, nội chiến đã làm rung chuyển nước Nga. Trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ 20 – nội chiến Mexico, trong thập kỷ thứ tư – nội chiến Tây Ban Nha. Cuộc nội chiến ở Trung Quốc trong thế kỷ 20 đã cướp đi sinh mạng của hơn 10 triệu người. Chỉ cách đây chưa lâu mới kết thúc nội chiến ở Myanmar kéo dài 65 năm. Hiện nay, các cuộc nội chiến đang bao trùm Libya và Syria. Và đó chưa phải là bản thống kê đầy đủ.

Vậy có thể dùng thuật ngữ «nội chiến» khi nói về những các sự kiện ở Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 hay không? Câu hỏi này thu hút sự quan tâm của chuyên gia Vadim Larin, nghiên cứu viên tại Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga). Trả lời phỏng vấn của Sputnik, ông Vadim Larin nêu nhận xét và quan điểm cá nhân về đề tài này.

Cuộc thảo luận bắt đầu như thế nào?

«Tại Hội nghị Genève 1954 kết thúc cuộc chiến tranh của thực dân Pháp ở Đông Dương, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Bidault đã nói về nội chiến ở Việt Nam. Còn người đồng cấp Liên Xô của ông ta là Bộ trưởng Molotov thì không hề nhắc đến thuật ngữ này, ông nói về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Chính cách giải thích như vậy về các sự kiện ở Việt Nam trong cả hai cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và thứ hai vẫn được các chuyên gia Nga và Việt Nam sử dụng, được sự ủng hộ ở cấp chính thức».       
Phải chăng từng có nội chiến ở Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám?

Tuy nhiên, cuộc luận chiến bắt đầu với bài phát biểu của các Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô và Pháp tại Geneva vẫn tiếp nối cho đến ngày nay ở cấp chuyên gia. Hàng loạt nhà nghiên cứu Mỹ và phương Tây xoáy vào từ «nội chiến» khi bàn về các diễn biến thời đó ở Việt Nam, - nhà khoa học chính trị Nga khái quát.

Ý kiến ​​cá nhân của một nhà khoa học chính trị Nga

«Tôi cho rằng vì mục tiêu chính của Cách mạng Tháng Tám và cuộc đấu tranh của những người yêu nước Việt Nam là giành độc lập và thống nhất đất nước, nên câu hỏi về nội chiến không có tính thời sự bức thiết đối với Đảng Cộng sản Đông Dương, Mặt trận Việt Minh và chính quyền cách mạng. Hơn thế nữa, vấn đề này không được nêu lên, để không gây mâu thuẫn trong tâm thế và cuộc đấu tranh của cộng đồng xã hội Việt Nam. Còn ngày nay tính đến tiềm năng phát triển tiến bộ tích cực của Việt Nam và sự đồng thuận của công chúng ở nước Cộng hòa, có thể thấy ban lãnh đạo Việt Nam cũng như toàn xã hội nói chung không quan tâm đến việc thảo luận một đề tài có thể dẫn đến mâu thuẫn nào đó».
Phải chăng từng có nội chiến ở Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám?

«Tuy nhiên theo cách nhìn của tôi, với những điều kiện hiện đại khi thế giới chuyển sang trạng thái đa cực và quan hệ đa phương, cũng như trong bối cảnh tiếp diễn xung đột ở Syria, Libya, Ukraina, Kavkaz, thì đi sâu phân tích thuật ngữ «nội chiến» có vẻ phù hợp».

Sự kiện mà Chủ tịch Hồ Chí Minh tiên đoán chính xác
«Tôi cho rằng tính chất cơ bản của các sự kiện ở Việt Nam trong giai đoạn 1945-1975 vẫn nên được đánh giá như là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nhưng thuật ngữ «nội chiến» dù sao vẫn có thể kết cấu vào tính chất của giai đoạn này, đặc biệt là sau khi người Mỹ chuyển sang «Việt Nam hóa» cuộc chiến ở địa bàn miền Nam Việt Nam. Xác nhận điều này là những tổn thất đáng kể mà các bên tham chiến ở Việt Nam gây ra cho nhau khi đó. Theo tôi thấy, nội dung này đáng được nghiên cứu nghiêm túc và cần có đánh giá của tập thể chuyên gia. Tôi nghĩ rằng các đồng nghiệp Việt Nam cũng sẽ quan tâm xem xét vấn đề này».

Chuyên gia Larin đặc biệt nhấn mạnh rằng quan điểm trên cùng những cân nhắc của bản thân đã được ông giới thiệu với các đại biểu tham dự hội thảo trực tuyến do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) và Viện Nghiên cứu Châu Âu (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) phối hợp tổ chức gần đây.

Thảo luận