Kết quả nghiên cứu tương ứng đã công bố trên tạp chí Science Advances.
Nước trên sao Hỏa: Bằng chứng nào?
Có lưu ý rằng mảnh thiên thạch NWA 7533 nặng 84 gram là một phần của tảng vỡ ra từ thiên thể khi nó đi vào bầu khí quyển Trái đất. Sau khi phân tích thành phần khoáng chất của thiên thạch, các chuyên gia ghi nhận dấu hiệu oxy hóa vốn là đặc tính của nước, đồng thời so sánh dữ liệu thu được với tuổi của vật thể đang nghiên cứu.
«Quá trình oxy hóa này có thể xảy ra nếu nước hiện diện trên bề mặt sao Hỏa cách đây 4,4 tỷ năm trong thời gian vụ va chạm làm tan chảy một phần lớp vỏ. Phân tích của chúng tôi cũng cho thấy rằng vụ va chạm như vậy sẽ giải phóng rất nhiều hydro, góp phần làm ấm lên vào thời điểm quanh sao Hỏa đã có bầu khí quyển dày đặc, cách nhiệt bằng carbon dioxide», - một trong những tác giả nghiên cứu, GS Takashi Mikuchi từ ĐHTH Tokyo, giải thích.
Theo xác nhận của các chuyên gia, phát hiện này cho thấy đã có nước trên hành tinh màu Đỏ, sớm hơn 700.000 năm so với mốc thiết lập trước đây.