Nét độc đáo của tình hình Hoa Kỳ trước ngưỡng bầu cử qua cái nhìn của chuyên gia Nga

Đánh giá quá trình bỏ phiếu sớm ở Hoa Kỳ, các quan sát viên Nga lưu ý đến sự thiếu cởi mở minh bạch. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Vladimir Vasiliev, nghiên cứu viên trưởng tại Viện Hoa Kỳ và Canada (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) bình luận về tình hình nước Mỹ trước ngưỡng bầu cử Tổng thống.
Sputnik

Các nhà quan sát nói với Sputnik cho biết, Việc bỏ phiếu sớm và thiếu công khai minh bạch cùng với lượng lớn các thông tin giả mạo đã khơi lên câu hỏi ngờ vực với các chuyên gia Nga khi quan sát cuộc bầu cử ở nước Mỹ, - như thông báo mà Sputnik nhận được.

Theo bạn, ai sẽ là Tân Tổng thống Mỹ?Donald TrumpJoe BidenJo JorgensenHowie HawkinsKhông quan tâm chủ đề này

Chẳng hạn, theo nhận xét của ông Igor Borisov, thành viên Hội đồng Nhân quyền trực thuộc Tổng thống LB Nga, cơ chế bỏ phiếu sớm được sử dụng ở Hoa Kỳ khơi lên không ít câu hỏi.

«Ngay cả trên lãnh thổ Hoa Kỳ, chúng tôi cũng thấy rất nhiều bài viết và ý kiến về vấn đề này. Số lượng cử tri tham gia bỏ phiếu là chưa từng có. Tôi cho rằng bỏ phiếu sớm gồm khoảng một nửa số cử tri bầu cử nói chung. Bản thân việc bỏ phiếu sớm đã đặt ra nhiều câu hỏi dưới góc độ bình đẳng và tính toàn vẹn của lá phiếu, tiếp theo là tính công bằng của động tác kiểm phiếu», - ông Igor Borisov nói.

Trong khi đó, bà Alena Bulgakova Giám đốc Hiệp hội «Giám sát công chúng độc lập», Uỷ viên Viện Cộng đồng LB Nga nhắc rằng có nhiều trường hợp «khi lá phiếu gửi đến những người qua đời từ lâu không được mang trả lại các Ủy ban bầu cử mà vất bỏ rải rác như những tờ rơi quảng cáo linh tinh trên đường phố».

Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ: Những điềm báo «kết quả thảm hại»
«Hệ thống bỏ phiếu của Mỹ «qua thư bưu điện» không dự trù sự kiểm soát tổng thể của công chúng, mà chính thông qua hình thức bỏ phiếu này lại ghi nhận tỷ lệ lớn các cử tri đi bầu cử cho đến hôm nay», - bà nói.

Các nhà quan sát Nga đang theo dõi từ xa cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ dự kiến vào ngày 3 tháng 11, với khâu bỏ phiếu sớm đã được tiến hành.

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, TSKH Kinh tế Vladimir Vasiliev nghiên cứu viên trưởng tại Viện Hoa Kỳ và Canada (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) nêu quan điểm của ông về tình hình trước ngưỡng bầu cử, cũng như những hệ quả tiềm ẩn.

«Hiện nay ở nước Mỹ đang có tình huống độc nhất vô nhị, có thể khái quát một cách đơn giản: vấn đề không phải là cách người ta bỏ phiếu, mà là ở cách kiểm phiếu. Việc kiểm phiếu này có thể dẫn đến một số hậu quả. Thứ nhất, có thể kích động bạo loạn hàng loạt, những nhóm khác nhau đưa ra tuyên bố và có thể tiến hành không chỉ hoạt động biểu tình mà còn tấn công trạm bỏ phiếu. Thứ hai, nếu tòa án can thiệp thì cũng như vậy - sẽ gây áp lực với hoạt động của các cơ quan tư pháp khi cần phải đưa ra quyết định, ví dụ về kiểm phiếu lại hoặc công bố một số phiếu bầu nào đó là không hợp lệ», - ông Vladimir Vasilyev nói.

Ông cũng lưu ý về những tình huống nhầm lẫn, rắc rối khó tránh.

Twitter hứng phạt vì vi phạm luật bầu cử ở Hoa Kỳ
«Còn một điểm rất quan trọng nữa: sự không minh bạch, nhầm lẫn này, có thể do cố ý tạo ra. Tất cả phụ thuộc vào việc xảy ra ở bang nào, ai cai quản ở đó. Nhưng dù trong trường hợp nào chăng nữa, yếu tố này tạo ra sự không chắc chắn trong bầu cử ở Mỹ. Điều đó có nghĩa là trong những ngày tới, sau 3 tháng 11, kết quả bầu cử cũng sẽ không thể xác định được ở cấp độ những bang riêng lẻ cũng như ở quy mô toàn quốc. Trong trường hợp này, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ có thể vào cuộc giống như năm 2000, khi đó chính theo quyết định của Tòa án đã dừng việc kiểm phiếu khiến ứng viên từ đảng Cộng hòa là George Bush-con nghiễm nhiên giành ghế Tổng thống. Đến nay, đảng Cộng hòa vẫn dành cơ chế bảo hiểm an toàn này cho chính họ», - ông Vladimir Vasiliev nhận xét.

Trong quá trình bỏ phiếu ở Hoa Kỳ sẽ bầu ra Tổng thống, 1/3 thành phần Thượng viện, toàn bộ nghị sĩ Hạ viện, cũng như một số Thống đốc và hàng nghìn thành viên của cơ quan nắm quyền lập pháp và hành pháp địa phương.

Các ứng viên chính tranh chức Tổng thống Hoa Kỳ là nguyên thủ quốc gia đương nhiệm, ứng viên từ đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng viên từ đảng Dân chủ Joe Biden.

Thảo luận