Ai cần hơn: Boeing cần Trung Quốc hay Trung Quốc cần Boeing?

Số phận của công ty Mỹ Boeing tại thị trường Trung Quốc một lần nữa thu hút sự chú ý của giới phân tích, sau khi công ty này bị liệt vào danh sách trừng phạt của Bắc Kinh.
Sputnik

Chuyên gia phân tích hàng không dân dụng Tề Tề (Qi Qi) để ngỏ giả thiết sẽ có trừng phạt cứng rắn hơn từ phía Trung Quốc, cũng như khả năng áp dụng với hoạt động thương mại của Boeing và sự hợp tác với Trung Quốc, nếu như Hoa Kỳ tiếp tục các hoạt động ở Đài Loan.

Hãng hàng không thứ năm của Trung Quốc yêu cầu Boeing bồi thường vì máy bay 737 Max

Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa là Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) tuyên bố Trung Quốc sẽ tiến hành trừng phạt đối với một số cá nhân và doanh nghiệp Hoa Kỳ tham gia vào việc bán vũ khí cho Đài Loan. Trong số các công ty có Lockheed Martin, Boeing Defense và Raytheon.

Hiện vẫn chưa biết cụ thể đó sẽ là những biện pháp trừng phạt ra sao, cũng như liệu trừng phạt có động chạm đến các hãng hàng không thương mại hay chăng. Và mặc dù lệnh trừng phạt khó có thể làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động của công ty vì máy bay quân sự của Boeing tại Trung Quốc chỉ với số lượng rất hạn chế, theo quan điểm của các nhà phân tích Mỹ và Trung Quốc cũng như đại diện trực tiếp của Boeing, vẫn còn nhiều điều cần suy tính. 

Chẳng hạn, trong bình luận với tuần báo tài chính Barron’s nhà kinh tế Mỹ Rori Green nhận xét rằng «nếu lệnh trừng phạt của Trung Quốc vẫn thi hành hiệu lực cả với hàng không dân dụng, Boeing sẽ là công ty bị ảnh hưởng nhiều nhất trong toàn bộ danh sách trừng phạt, vì Trung Quốc là nước sở hữu một trong những đội máy bay Boeing lớn nhất».

Washington dỡ bỏ lệnh cấm bay của các hãng hàng không Trung Quốc tại Hoa Kỳ

Vì lý do tương tự, nhà phân tích hàng không dân dụng Tề Tề cho rằng việc áp dụng biện pháp trừng phạt bên ngoài lĩnh vực quốc phòng là hãn hữu.

«Trừng phạt cả bộ phận hàng không dân dụng của Boeing thì hại nhiều hơn lợi. Ai cũng biết rằng trong ngành hàng không dân dụng của Trung Quốc dùng nhiều loại máy bay của Boeing. Toàn bộ chuỗi sản xuất của Boeing đều tham gia công đoạn giữ cho những chiếc máy bay này luôn ở tình trạng tốt, về vật liệu hàng không, hệ thống kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật v.v. Vì thế, nếu lệnh trừng phạt bao gồm cả máy bay dân dụng, thì toàn bộ khâu bảo trì sẽ bị ảnh hưởng, từ đó tốn phí vận hành số máy bay này sẽ tăng cao, thêm nữa là sẽ nảy sinh nguy cơ đe doạ độ an toàn bay». 

Đánh giá những kịch bản tiềm năng về diễn biến sự kiện trong trường hợp nếu bất đồng Trung-Mỹ dẫn đến biện pháp quyết liệt tổng thể và động chạm cả đến các dự án thương mại của Boeing, nhiều nhà phân tích nhắc rằng Trung Quốc đang tích cực chăm lo xây dựng ngành công nghiệp hàng không của riêng nước mình, hoàn toàn có thể đạt thành công khi tính đến quy mô thị trường nội địa. Tuy nhiên, tầm vóc của ngành này hiện thời vẫn chưa đủ để từ chối nhập khẩu. Hơn thế nữa, ở giai đoạn bây giờ, ngành hàng không Trung Quốc còn xa  mới tới mức tự chủ.

Ai cần hơn: Boeing cần Trung Quốc hay Trung Quốc cần Boeing?
«Có những nhà phân tích cho rằng lệnh trừng phạt đối với Boeing sẽ tạo chỗ đứng trên thị trường cho số máy bay do Trung Quốc chế tạo. Nhưng cần để máy bay C919 của chúng tôi được sản xuất hàng loạt và đưa vào sử dụng thương mại, nhưng thời điểm này chúng tôi chưa thấy thời hạn rõ ràng khi nào điều đó sẽ xảy ra. Thêm nữa, nhiều bộ phận then chốt của C919 là do Boeing sản xuất, vì vậy lệnh trừng phạt có thể ảnh hưởng đến việc cho ra đời C919», - chuyên gia Tề Tề nói.

Dù sao chăng nữa, Boeing không phải là nơi gửi gắm hy vọng cuối cùng của ngành hàng không Trung Quốc

«Rốt cuộc, chúng tôi luôn có thể sử dụng loại máy bay Airbus», - nhà phân tích Tề Tề nhắc nhở.

Ý tứ trong việc Trung Quốc cần Boeing ít hơn so với Boeing cần Trung Quốc thì bản thân công ty này cũng nhận thức rõ ràng. Ngay sau tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hãng đã đưa ra tuyên bố chính thức, trong đó nhắc lại lịch sử hợp tác gần nửa thế kỷ của Boeing với Trung Quốc và bày tỏ dự định duy trì quan hệ hợp tác này trong triển vọng lâu dài.

«Trung Quốc là thị trường rất quan trọng đối với Boeing. Trung tâm lắp ráp tổng thành ở nước ngoài duy nhất của Boeing đặt tại thành phố Chu San (Zhoushan) thuộc Trung Quốc. Công ty hoàn toàn cần thiết phát triển hợp tác với Trung Quốc, mà chỉ yếu tố chính trị có thể dẫn đến xung đột. Ở đây, tôi muốn khuyến nghị Boeing nên thuyết phục Chính phủ Mỹ hãy dừng những thủ thuật nhiễu sự của họ», - chuyên gia Tề Tề nêu ý kiến. 

Nhiều người cũng nhớ rằng hồi năm ngoái Trung Quốc đã là nước đầu tiên cấm các chuyến bay Boeing 737 MAX. Và Trung Quốc khó thuộc số những nước đầu tiên muốn sử dụng loại máy bay này một khi nó được đưa vào vận hành trở lại.

Bắc Kinh lấy làm tiếc về quyết định của Mỹ đình chỉ các chuyến bay các hãng hàng không Trung Quốc
«Thậm chí cả sau khi máy bay được FAA chấp thuận, Trung Quốc cũng vẫn tiến hành kiểm tra. Toàn bộ các sửa đổi kỹ thuật phải tuân thủ yêu cầu và chuẩn mực an toàn của chúng tôi. Nếu mọi thứ theo đúng trình tự này, thì Trung Quốc sẽ không gặp vấn đề gì với việc nối lại hoạt động của Boeing 737 MAX», -  nhà phân tích nói với Sputnik.

Còn có những lý do khác giải thích rằng gã khổng lồ hàng không Mỹ chẳng nên làm hỏng quan hệ với Trung Quốc. Đầu tuần này, công ty đã công bố báo cáo tài chính quý III.

Khoản lỗ ròng trong giai đoạn này lên tới 466 triệu USD (so với lợi nhuận 1,3 tỷ USD của cùng kỳ năm trước). Đã bốn quý liên tiếp, công việc của Boeing kết thúc bằng thua lỗ. Thoạt đầu là chuyện với Boeing 737 MAX, còn bây giờ - với đại dịch COVID-19.

Như nhà kinh tế Mỹ Rori Green lưu ý, Trung Quốc là nền kinh tế đầu tiên quay trở lại chỉ số trước đại dịch trong ngành vận chuyển hàng không, vì vậy nhiều khả năng sẽ là nước đầu tiên trở lại mua máy bay. Và đó là điều mà Boeing không thể bỏ qua, - chuyên gia kinh tế nhận định. 

Thảo luận