Việt Nam nên chuẩn bị cho công cuộc Đổi mới lần hai?

Theo ĐBQH Trương Trọng Nghĩa, trong kế hoạch phát triển 5 đến 10 năm tới đây, Việt Nam cần chuẩn bị cho chặng bay mới, có ý kiến gọi là Đổi mới lần hai (lần thứ nhất là năm 1986).
Sputnik

Trong khi đó, ĐBQH Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì cho biết, có hàng loạt “đại bàng” – các doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản chuyển vốn đầu tư vào Việt Nam. Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc cũng đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng trung tâm nghiên cứu phát triển lớn nhất Đông Nam Á tại Việt Nam.

Việt Nam đón “đại bàng” làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ Nhật Bản

Trong buổi thảo luận, làm việc sáng nay ngày 3/11 của Quốc hội, các đại biểu đánh giá, kết quả thực hiện mục tiêu kép – vừa chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế của Việt Nam tuy còn “khiêm tốn” nhưng là hết sức đáng ghi nhận.

VCCI đã Trao tặng danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2019

Nhiều ĐBQH đánh giá, mức tăng trưởng từ 2-3% trong bối cảnh hiện nay là “tuyệt vời” trong khi toàn cầu đang hứng chịu cơn khủng hoảng suy thoái trên nhiều phương diện.

Thảo luận tại Nghị trường, các ĐBQH cũng cho rằng, giá trị giải ngân đầu tư công cao hơn nhiều cùng kỳ các năm trước, thể hiện quyết tâm chính trị của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Đặc biệt, trong đại dịch Covid-19, tính ưu việt của hệ thống chính trị, năng lực cạnh tranh cốt lõi, tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam lại bừng sáng.

Trong phiên họp sáng nay, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, đã có 23 đại biểu phát biểu, 2 đại biểu tranh luận và 2 Bộ trưởng đã tham gia trao đổi các vấn đề mà các đại biểu quan tâm.

Việt Nam nên chuẩn bị cho công cuộc Đổi mới lần hai?

Tham gia phát biểu thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài chính quốc gia, cơ cấu lại nền kinh tế, chương trình mục tiêu quốc gia, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đại biểu Quốc hội đoàn Thái Bình có phát biểu đáng chú ý.

Theo ông Lộc đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội, dù một số chỉ tiêu không hoàn thành do khách quan, nhưng có thể thấy, kết quả đạt được vẫn rất đáng tự hào.

“Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng trong giai đoạn 4 năm đầu nhiệm kỳ mà không phải hy sinh các chỉ tiêu khác, như tỷ giá, lạm phát, nợ công”, ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.
“Đến nay, đã có 15 doanh nghiệp Nhật Bản chuyển dòng vốn đầu tư vào Việt Nam. Trong khi đó, Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc cũng đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng trung tâm nghiên cứu phát triển lớn nhất Đông Nam Á tại Việt Nam”, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đại biểu Quốc hội đoàn Thái Bình thông tin.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc khẳng định, Việt Nam đang từng bước trở thành điểm sáng kinh tế, điểm đến kinh doanh hàng đầu của cộng đồng kinh doanh quốc tế trong hành trình xây dựng các chuỗi kinh tế có trách nhiệm và an toàn.

“Đại sứ Nhật Bản nói với tôi là trong số 30 doanh nghiệp vừa xin trợ cấp của Chính phủ Nhật Bản để chuyển dòng vốn đầu tư thì có 15 doanh nghiệp đã chọn Việt Nam. Tổng Giám đốc Samsung thông báo rằng tập đoàn này đang gấp rút xây dựng, hoàn chỉnh trung tâm nghiên cứu phát triển lớn nhất Đông Nam Á tại Việt Nam”, Chủ tịch VCCI nói. 

Theo ông, Diễn đàn doanh nghiệp Ấn Độ - Thái Bình Dương vừa qua đã tổ chức hội nghị lớn nhất trong lịch sử, với sự góp mặt của 2.200 đại biểu đến từ 50 nước.

Dù bị Covid-19 đe dọa nhưng Việt Nam vẫn làm được nhiều điều bất ngờ

Tại sự kiện này, Việt Nam đã ký kết các hợp đồng với tổng trị giá 11 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng.

“Thực sự đang có một làn sóng đầu tư nước ngoài rất lớn vào Việt Nam”, ông Vũ Tiến Lộc khẳng định.

Trước tình hình đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra làn sóng khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng trên toàn cầu, Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng dương trong khi các nước đều rơi vào suy thoái.

Năm nay cũng là lần đầu tiên Việt Nam có mức tăng trưởng kinh tế vượt Singapore, Malaysia và trở thành nền kinh tế có quy mô lớn thứ 4 ASEAN.

Lo ngại đặt mục tiêu cao sẽ gây bất ổn với kinh tế vĩ mô của Việt Nam

Tuy nhiên, vị Đại biểu cũng nhận định, bức tranh kinh tế còn nhiều điểm mà chúng ta không thể hài lòng. Theo đó, đại dịch Covid-19 là một phép thử cho thấy mạng lưới an sinh xã hội có nhiều lỗ hổng.

“Dù tăng 1,3 lần trong 5 năm qua, nhưng đến nay chỉ 1/3 lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội”, Chủ tịch VCCI nói.

Điều này, theo ông Lộc, cho thấy lực lượng lao động trong khu vực phi chính thức vẫn còn cao, ảnh hưởng đến việc thiết kế các gói cứu trợ khẩn cấp vì Covid-19.

Việt Nam tăng trưởng thần kỳ, GDP tăng hơn 300% nhờ WTO và FTA

Nêu ý kiến về mục tiêu tăng trưởng của Chính phủ thời gian tới, ông Lộc đồng tình nhưng cho rằng sẽ là thách thức. GDP chỉ tăng trung bình 6,3% trong giai đoạn 2010-2019, nhưng mục tiêu 5 năm tới tăng 6,5-6,7%. Tương tự, mục tiêu GDP bình quân đầu người cũng cần phải nỗ lực rất nhiều.

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, có khát vọng là cần thiết, đặt mục tiêu cao giúp cả hệ thống nỗ lực hơn nhưng cũng gây sức ép cho chính sách tài khóa, tiền tệ.

“Điều này có thể gây ra tình trạng bất ổn vĩ mô như đã xảy ra trong quá khứ”, ông Lộc nhấn mạnh và đề nghị Chính phủ đặt mục tiêu ổn định vĩ mô làm nền tảng, bệ đỡ giai đoạn tới.

Việt Nam nên chuẩn bị cho Đổi mới lần hai?

Về phần mình, phát biểu tại phiên làm việc, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP.HCM) đã đề cập tới diễn biến phát triển trong tương lai không xa. 

Ông Trương Trọng Nghĩa dùng hình ảnh để biểu đạt rằng, Việt Nam đang chuẩn bị cho chặng bay mới, hay còn gọi là Đổi mới lần 2.

Việt Nam không thay đổi mô hình kinh tế và bước sang giai đoạn phát triển mới

Trong 10 năm tới, Việt Nam sẽ có thể “cất cánh” và đạt được bình ổn, thoát được bẫy thu nhập trung bình. Đây sẽ là đà để Việt Nam “bay” nhanh hơn, tiến đến việc gia nhập vào nhóm các quốc gia phát triển.

“Trong 5 năm tới có ý nghĩa quyết định, nếu cứ loay hoay không cất cánh được, hoặc cất cánh mà không đủ tốc độ và cao độ thì 10 năm tới sẽ không đạt được sự bình ổn cần thiết thì khát vọng mãi chỉ là khát vọng mà thôi”, - đại biểu Trương Trọng Nghĩa lưu ý.

Ông Nghĩa cũng đồng thời đưa ra kiến nghị cần phải có những giải pháp, kế hoạch hành động đề án khả thi, khoa học, trong điều kiện bình thường mới khi những vấn đề dịch bệnh, biến đổi khí hậu, an ninh phi truyền thống đang diễn biến ngày càng phức tạp.

Theo đại biểu Nghĩa, các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc đang thay đổi sức mua, cách thức tiêu thụ, do đó Việt Nam phải có cách để thích ứng, cũng như lên phương hướng phát triển du lịch khi tương lai có thể xuất thêm những dịch bệnh khác. Điều quan trọng là Việt Nam cần làm gì để khai thác được thị trường nội địa 100 triệu dân.

“Dịch bệnh có thể làm phá sản các kế hoạch tham vọng của những nước phát triển nhưng cũng có thế đưa một nước đang phát triển vượt lên nếu có chiến lược hành động đúng đắn”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa phân tích.

Theo ông, sắp tới đây Việt Nam phải đón đầu tăng trưởng, phát triển nhanh, bền vững và tự chủ. Tự chủ, theo vị đại biểu, là đặc thù của giai đoạn mới.

“Tuy nhiên, tự chủ cái gì, như thế nào sẽ còn phải bàn sâu nhưng Việt Nam phải rà soát lại các thành phần kinh tế trong điều kiện bình thường mới”, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa nói.

Chiều nay, Quốc hội sau khi kết thúc phiên thảo luận chiều, chuyển sang họp bãi nhiệm chức danh ĐBQH đối với ông Phạm Phú Quốc.

Thảo luận