Khai mạc Hội nghị Hội đồng Chánh án các nước ASEAN lần thứ 8

Ngày 5/11, Hội nghị Hội đồng Chánh án các nước ASEAN lần thứ 8 chính thức khai mạc với sự tham gia của Chánh án, Trưởng đoàn Tòa án tối cao các nước ASEAN. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Sputnik

Chánh án các nước ASEAN chia sẻ kinh nghiệm trong hệ thống tư pháp

Ngày 5/11, tại trụ sở Tòa án nhân dân (TAND) tối cao, Hội nghị Hội đồng Chánh án ASEAN lần thứ 8 chính thức khai mạc. Tham dự hội nghị có Chánh án, Trưởng đoàn Tòa án tối cao các nước ASEAN. Đây là lần đầu tiên Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tuyến tới các nước trong khu vực.

Việt Nam và ASEAN đảm bảo an ninh mạng

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chánh án TAND tối cao Việt Nam Nguyễn Hòa Bình cho biết việc tổ chức Hội nghị Hội đồng Chánh án ASEAN lần thứ 8 là cơ hội để tăng cường gắn kết, thúc đẩy hợp tác giữa Tòa án các nước ASEAN.

Theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, kể từ khi chính thức trở thành một thể chế liên kết của ASEAN, Hội đồng Chánh án các nước ASEAN (CACJ) đã không ngừng nỗ lực để hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tăng cường hoạt động và mở rộng phạm vị tương tác với các thể chế, tổ chức khác trong và ngoài khu vực với mục tiêu thúc đẩy hơn nữa tính dân chủ, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy thực thi nguyên tắc Nhà nước pháp quyền, và tăng cường hòa bình, ổn định, thịnh vượng tại khu vực ASEAN.

“Việc hội nhập và xích lại gần nhau giữa các hệ thống tư pháp và pháp luật trong ASEAN dựa trên những chuẩn mực chung được thừa nhận rộng rãi đã và sẽ giúp giảm bớt chi phí thực thi pháp luật, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp và người dân ở các nước Đông Nam Á trong hoạt động kinh doanh, di trú và sinh sống; đồng thời cũng giúp tăng cường tính minh bạch và khả năng dự đoán trước của hệ thống tư pháp, giúp củng cố niềm tin của các nhà đầu tư, tạo cơ hội tiếp cận nguồn vốn và cạnh tranh bình đẳng giữa các nước”, Chánh án Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh.
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Chánh án các nước ASEAN lần thứ 8

CACJ trở thành một kênh hợp tác quan trọng, giúp Tòa án các nước trong khu vực có điều kiện trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác. Đồng thời, CACJ cũng góp phần hoàn thiện bức tranh toàn cảnh về một cộng đồng Asean thống nhất trong đa dạng.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 27

Cũng theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, từ chỗ chỉ là một cuộc họp bên lề của Hội nghị Hội đồng điều hành Hiệp hội luật gia ASEAN (ALA), CACJ mà tiền thân là Hội nghị Chánh án các nước ASEAN (ACJM) đã từng bước trở thành một thiết chế hợp tác chính thức, với những mục tiêu độc lập, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và hoạt động thường xuyên.

Tại Hội nghị Hội đồng Chánh án ASEAN lần thứ 8, các nước sẽ thảo luận về phương thức thực hiện các ý tưởng, sáng kiến đã đề ra trong các hội nghị trước. Bên cạnh đó, cùng thảo luận về bối cảnh khu vực trước đại dịch Covid-19, những khó khăn, thách thức đặt ra đối với CACJ nói chung, Tòa án các nước nói riêng cũng như những giải pháp tháo gỡ khó khăn, thách thức đó.

ASEAN đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong ngành Tòa án

Trước đó, Hội nghị lần thứ 7 Hội đồng Chánh án ASEAN đã diễn ra ngày 22/11/2019 tại Phukhet, Thái Lan.

Các Chánh án đã trao đổi về công việc mà các nhóm công tác đã tiến hành trong năm 2019 thuộc 3 lĩnh vực, gồm: Tống đạt giấy tờ tư pháp trong tố tụng dân sự tại ASEAN; Quản lý Tòa án và ứng dụng công nghệ tại Tòa án; Giáo dục và đào tạo tư pháp; Tranh chấp xuyên quốc gia liên quan đến trẻ em.

AIPA 41: ASEAN đoàn kết, vững mạnh là chỗ dựa và mục đích của Việt Nam
Đặc biệt, các nhà lãnh đạo ngành tư pháp 10 nước ASEAN đã thảo luận về ứng dụng, cập nhật công nghệ trong ngành Tòa án để đáp ứng nhu cầu mới. Theo đó, các tham luận bàn về luật pháp với trí tuệ nhân tạo, tiền ảo, blockchain. Các Chánh án quyết định sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu và kỹ càng hơn trong lĩnh vực này để tiếp tục hoàn thiện và chỉ ra đây là thách thức trong những năm tới của ngành Tòa án trong khu vực.

Ngoài ra, tại các buổi làm việc, các Chánh án 10 nước thành viên ASEAN cũng tiếp tục nghiên cứu, thảo luận về việc tống đạt lệnh triệu tập của tòa án nước ngoài và công nhận, cho thi hành bản án nước ngoài; giáo dục và đào tạo tư pháp; tranh chấp xuyên quốc gia liên quan tới trẻ em.

Về mở rộng quan hệ hợp tác của Hội đồng Chánh án, báo cáo của Nhóm Công tác ASEAN đã đề xuất thiết lập Nhóm ASEAN +3 gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản phù hợp với sáng kiến của ASEAN và được xác định là ưu tiên hàng đầu. Hội đồng cũng thiết lập nhóm ASEAN + với các đối tác khác mà tiềm năng nhất là các quốc gia châu Âu và Mỹ.

Thảo luận