Việt Nam cùng các nước Mekong tăng cường hợp tác với Nhật Bản và Hàn Quốc

Năm nước tiểu vùng sông Mekong gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan khẳng định hợp tác quản lý nguồn nước, nỗ lực chung phục hồi kinh tế, hợp tác, phát triển thịnh vượng với hai đối tác là Nhật Bản và Hàn Quốc.
Sputnik

Tiếp tục chương trình Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị Cấp cao liên quan, ngày 13/1, hai Hội nghị Cấp cao Mekong – Hàn Quốc lần thứ hai và Hội nghị Cấp cao Mekong – Nhật Bản lần thứ 12 vừa diễn ra.

Đưa hợp tác Mekong- Hàn Quốc lên tầm cao mới

Theo đó, sáng nay, Hội nghị Cấp cao Mekong-Hàn Quốc lần thứ hai được phía Việt Nam và Hàn Quốc tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Có gì trong Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Hàn Quốc lần thứ 10?

Hội nghị này do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đồng chủ trì với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao các nước tiểu vùng sông Mekong như Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.

Trước đó, tại Hội nghị cấp cao Mekong – Hàn Quốc lần thứ nhất, các nhà lãnh đạo đã cam kết thúc đẩy hợp tác dựa trên ba trụ cột chính là người dân, thịnh vượng và hòa bình. Сùng với đó là tập trung vào bảy lĩnh vực ưu tiên. Trong đó có văn hoá và du lịch, phát triển nguồn nhân lực, nông nghiệp và phát triển nông thôn, hạ tầng cơ sở, thông tin và công nghệ viễn thông. môi trường, và các thách thức an ninh phi truyền thống.

Hội nghị lần thứ hai này, các bên tập trung rà soát tình hình triển khai Tuyên bố Mekong-sông Hàn được lãnh đạo các nước thông qua tại Hội nghị Mekong-Hàn Quốc lần thứ 1 (tại Busan vào tháng 11/2019).

Đồng thời, tại sự kiện lần này, các đại biểu cũng thảo luận về các biện pháp thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới, nhất là giai đoạn khó khăn khi dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp.

Về tình hình hợp tác, tại Hội nghị hôm nay, các nhà lãnh đạo ghi nhận những kết quả tích cực mà hợp tác Mekong-Hàn Quốc đã đạt được trong 7 lĩnh vực hợp tác ưu tiên.

Thành tựu nổi bật nhất có thể nhắc đến chính là việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu chung về Nguồn nước và Trung tâm Đa dạng sinh học Mekong-Hàn Quốc.

Việt Nam cùng các nước Mekong tăng cường hợp tác với Nhật Bản và Hàn Quốc

Ngoài ra, còn có các dự án, hoạt động hợp tác trong lĩnhvực bảo tồn và phục hồi di sản văn hoá, phát triển nông thôn, lâm nghiệp, quản lý nguồn nước và tưới tiêu, logistics, và du lịch thông minh.

Tại Hội nghị lần này, đại diện lãnh đạo các nước Mekong đánh giá cao hỗ trợ của Hàn Quốc đối với khu vực Mekong thông qua Quỹ Hợp tác Mekong-Hàn Quốc (MKCF) và các nguồn viện trợ chính thức (ODA), qua đó thúc đẩy kết nối khu vực, phát triển bền vững và đóng góp tích cực vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN cũng như phát triển quan hệ tốt đẹp với các đối tác.

Liên quan đến kế hoạch hợp tác trong thời gian tới, các nhà lãnh đạo ASEAN và Hàn Quốc nhận định khu vực và thế giới đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thảm hoạ thiên tai và biến đổi khí hậu.

Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN BIS 2020: Cơn thức tỉnh sau cú sốc Covid-19

Phát biểu trao đổi ý kiến tại Hội nghị, lãnh đạo các nước cũng bày tỏ quan ngại về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn và lũ lụt tại khu vực Mekong. Với những thống kê, phân tích, nghiên cứu, lãnh đạo các nước đi đến việc nhất trí tăng cường hợp tác trong quản lý nguồn nước, ứng phó với biến đổi khí hậu và thảm hoạ thiên tai.

Giới chức trách ASEAN và Hàn Quốc khẳng định quyết tâm thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực để cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức và phục hồi kinh tế.

Nhìn lại kết quả đạt được trong Hội nghị Cấp cao Mekong ASEAN – Hàn Quốc lần này, các đại biểu đã đồng thuận nhất trí nâng cấp hợp tác Mekong-Hàn Quốc lên quan hệ Đối tác chiến lược “vì người dân, thịnh vượng và hòa bình”.

Trên cơ sở thỏa thuận đã đạt được, các quốc gia Đông Nam Á và Hàn Quốc sẽ đẩy mạnh hợp tác trong 7 lĩnh vực ưu tiên, nâng cao khả năng chống chịu của các chuỗi cung ứng khu vực và tạo thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp 6 nước (gồm 5 nước tiểu vùng Mekong và Hàn Quốc) trong thời gian tới.

Cùng với đó, các bên cũng khuyến khích sự tham gia của các địa phương và doanh nghiệp. Lãnh đạo ASEAN và Hàn Quốc cũng nhấn mạnh yêu cầu cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa hợp tác Mekong-Hàn Quốc với ASEAN và các cơ chế hợp tác Mekong khác.

Cũng trong sự kiện này, các nhà lãnh đạo cũng nhất trí sẽ phối hợp tổ chức các sự kiện chung trong “Năm Giao lưu Mekong-Hàn Quốc 2021” để kỷ niệm 10 năm thành lập cơ chế hợp tác quan trọng này.

Hội nghị Cấp cao ASEAN 37: Hòa bình ở Biển Đông, ký RCEP và xét mở lại lối đi chung

Đồng chủ trì Hội nghị với lãnh đạo Hàn Quốc Moon Jae-in, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu của hợp tác Mekong-Hàn Quốc trong gần một thập kỷ qua.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng nhấn mạnh, để nâng cao vai trò và hiệu quả của hợp tác trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động khó lường các nước thành viên cần ưu tiên thúc đẩy nhiều nội dung.

Theo Thủ tướng Việt Nam, các quốc gia Mekong và Hàn Quốc cần ưu tiên phát triển ngành nông nghiệp thông minh thông qua tăng cường chia sẻ kinh nghiệm và công nghệ, đặc biệt trong hoàn thiện quy trình sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.

Bên cạnh đó, các bên cũng cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua chương trình học bổng, trao đổi chuyên gia và khuyến khích các tập đoàn lớn của Hàn Quốc hoạt động tại khu vực nghiên cứu xây dựng mô hình hợp tác đào tạo lao động với các trường đại học/cơ sở dạy nghề.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, việc tăng cường hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên thiên nhiên là vô cùng quan trọng. Theo đó, các bên tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước, ứng phó thiên tai và biến đổi khí hậu, đồng thời, triển khai các hoạt động hợp tác, dự án nghiên cứu giữa Ủy hội sông Mekong và Trung tâm nghiên cứu tài nguyên nước Mekong-Hàn Quốc.

Kết thúc Hội nghị ngày 13/11, các nhà lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố chung Hội nghị Cấp cao Mekong-Hàn Quốc lần thứ hai và nhất trí Campuchia và Hàn Quốc sẽ đồng chủ trì Hội nghị Cấp cao Mekong-Hàn Quốc lần thứ ba trong năm 2021 tới đây.

Tăng cường hơn nữa kết nối Mekong-Nhật Bản

Trong khi đó, tại Hội nghị cấp cao Hợp tác Mekong-Nhật Bản lần thứ 12, các nhà lãnh đạo các quốc gia tiểu vùng sông Mekong và Nhật Bản tiến hành rà soát tiến trình hợp tác trong năm qua và thảo luận phương hướng nâng cao hiệu quả hợp tác trong giai đoạn tới. Hội nghị cũng diễn ra theo hình thức trực tuyến.

Ngoài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 còn có gì đặc biệt?

Tại Hội nghị, các đại biểu đánh giá cao hợp tác của Nhật Bản với các nước Mekong trong cuộc chiến chống coronavirus cũng như kết quả hợp tác trong hơn một thập kỷ qua.

Trước đó, tại Hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 11 tổ chức tại Thái Lan, (4/11/2019) đã thông qua hai văn kiện: Tuyên bố chung và Tài liệu “Sáng kiến Mekong-Nhật Bản về Mục tiêu phát triển bền vững hướng tới 2030”.

Khi đó, các nhà lãnh đạo đánh giá quan hệ đối tác chiến lược đã giúp hợp tác Mekong-Nhật Bản đóng góp hiệu quả phát triển khu vực Mekong-Đông Nam Á.

Các nước nhất trí đẩy mạnh triển khai Chiến lược Tokyo 2018 gắn kết với các mục tiêu SDGs của Liên hợp quốc và Kế hoạch tổng thể ACMECS, tăng cường kết nối hệ thống thông tin cả phần cứng và phần mềm, xây dựng thành phố thông minh, bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa đại dương, gia tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Đáng chú ý, các nước nêu thêm một số ưu tiên như hoàn tất cao tốc Vientiane-Hà Nội, tổ chức Diễn đàn Cơ sở hạ tầng và Kết nối chất lượng cao Mekong-Nhật Bản, triển khai Quỹ bảo hiểm thiên tai cho Myanmar và Lào.

Trong khi đó, tại Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong - Nhật Bản lần thứ 12 này, các bên cũng ghi nhận những thành tựu, tiến bộ trong triển khai Chiến lược Tokyo 2018, Tầm nhìn Phát triển công nghiệp Mekong 2.0, Sáng kiến Mekong-Nhật Bản về các Mục tiêu phát triển bền vững hướng tới 2030, Sáng kiến KUSANONE Mekong về phát triển bền vững.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Tokyo dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong - Nhật Bản

Đặc biệt, đây là Hội nghị đầu tiên có sự tham gia của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide trong vai trò nhà lãnh đạo Nội các Nhật Bản thay cho ông Abe Shinzo.

Do đó, lần này, lãnh đạo các nước Mekong phát biểu hoan nghênh những sáng kiến do Thủ tướng Suga Yoshihide đề xuất tại Hội nghị, bao gồm Sáng kiến Đối tác Đầu tư vì Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) Mekong, hợp tác tăng cường chuỗi cung ứng khu vực, các chương trình nâng cao năng lực trong một số lĩnh vực hai bên có chung mối quan tâm và tiềm năng hợp tác.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 cùng những bất ổn chính trị liên tục trên toàn thế giới, các nhà Lãnh đạo tái khẳng định nỗ lực chung vừa phòng chống, ứng phó với dịch bệnh, vừa tái thiết nền kinh tế của các nước tiểu vùng sông Mekong và Nhật Bản.

Tại Hội nghị, các bên nhất trí về việc cần tăng cường hơn nữa kết nối, nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển kinh tế kết hợp bảo vệ môi trường, giảm thiểu hậu quả thiên tai, gia tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, sử dụng và quản lý bền vững nguồn nước sông Mekong, chuyển đổi kỹ thuật số để nắm bắt cơ hội từ cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng khu vực.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, các nước Mekong và Nhật Bản đã vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong hơn một thập kỷ qua và ngày nay đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ để đối phó với đại dịch Covid-19.

Việt Nam cùng các nước Mekong tăng cường hợp tác với Nhật Bản và Hàn Quốc

Theo nhà lãnh đạo Việt Nam, thông qua hợp tác Mekong-Nhật Bản, hàng trăm dự án hợp tác trên nhiều lĩnh vực đã được triển khai, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội của các nước Mekong.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cũng đánh giá sự hợp tác này góp phần thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2025, Chiến lược Tokyo 2018 và hiện thực hóa ý tưởng một Mekong Xanh và đang góp phần đem lại sự thay đổi về cơ sở hạ tầng chất lượng cao, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường khu vực.

“Hội nghị là dịp để 2 bên đánh giá toàn diện quan hệ trong thời gian qua, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay, đồng thời đưa ra các giải pháp cần thiết để thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược, góp phần củng cố hòa bình, ổn định, phát triển bền vững trong khu vực”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ.

Nhật Bản sẽ đào tạo cho 100 cán bộ từ các nước Mekong thời gian tới

Về phần mình, phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cho biết, Tokyo rất coi trọng hợp tác với các nước sông Mekong.

Khai mạc Hội nghị Hội đồng Chánh án các nước ASEAN lần thứ 8

Theo nhà lãnh đạo Nhật Bản, để thúc đẩy vấn đề bảo vệ tài nguyên biển và an ninh hàng hải, chống lại việc đánh bắt cá trái phép cũng như nâng cao ý thức về lãnh hải của các nước Mekong, Nhật Bản sẽ thiết lập một Cổng thông tin trực tuyến và tham gia đào tạo cho 100 cán bộ từ các nước Mekong trong thời gian tới.

Nhật Bản cũng cam kết sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường sự đa dạng trong chuỗi cung ứng thông qua 36 dự án ở khu vực Mekong.

“Chính phủ Nhật Bản cũng đang thúc đẩy các sáng kiến có thể tạo ra các kết quả cụ thể cho khu vực Mekong để từ đó, các bên cùng hợp tác để hướng tới một khu vực ổn định và thịnh vượng”, Thủ tướng Nhật nhấn mạnh.
Đặc biệt, Thủ tướng Suga đánh giá mối quan hệ giữa ASEAN và Mekong với Nhật Bản sẽ ngày càng được thắt chặt hơn.

Khép lại Hội nghị, các nhà lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố chung Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 12, đồng thời, đạt được sự đồng thuận về việc tổ chức Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 13 trong năm 2021 tại Nhật Bản

Được biết, tính đến nay, Nhật Bản và các nước Mekong gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam đã tiến hành 12 Hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản.

Thảo luận