Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong 24 giờ qua

Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, tính đến 18 giờ ngày 14/11, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19 mới, tổng số mắc vấn là 1.256 ca.
Sputnik

Siết chặt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết Việt Nam có tổng cộng 1.256 ca mắc Covid-19, trong đó có 691 ca mắc do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay là 551 ca.

Thế giới vượt 50 triệu ca nhiễm Covid-19, Việt Nam thêm một ngày không có ca mắc mới

Hiện tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) trên cả nước là 15.513 người. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện là 217 người, cách ly tập trung tại cơ sở khác là 14.299 người, cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 997 người.

Trong số các ca mắc Covid-19 đang điều trị, số ca âm tính với virus SARS-CoV-2 lần 1 là 14 ca, lần 2 là 12 ca, lần 3 là 13 ca.

Theo Tiểu ban Điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, đến thời điểm này, Việt Nam không còn trường hợp bệnh nhân Covid-19 nào nặng.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 diễn ra vào chiêu 13/11, nhận định về tình hình dịch bệnh phức tạp trên thế giới, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, thực hiện quan điểm chỉ đạo “phải bao thật chặt bên ngoài”, thời điểm này “phải siết mạnh hơn, chặt hơn” các biện pháp phòng, chống dịch, bởi trong cộng đồng đã xuất hiện tư tưởng lơi lỏng, trong khi các nước khác lại đang siết chặt các biện pháp giãn cách xã hội, phong tỏa đất nước.

“Đây là giai đoạn cao điểm để chúng ta phải quyết tâm hơn. Tất cả các lực lượng phải vào cuộc quyết liệt hơn, bởi sắp tới sẽ là “mùa đông khốc liệt”, đặc biệt là vào thời điểm Tết nguyên đán”, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Liên quan đến công tác cách ly, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, để đảm bảo phòng, chống dịch, hiện có nhiều hình thức cách ly được áp dụng, tuy nhiên, cách ly trong quân đội vẫn có vai trò chủ chốt, chưa phát hiện lây nhiễm chéo trong khu vực này.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã có hướng dẫn chi tiết về việc cách ly tại các khách sạn và thường xuyên kiểm tra, giám sát. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định, bất cứ khách sạn nào không thực hiện nghiêm các điều kiện cách ly, sẽ lập tức không được phép tiếp tục sử dụng làm địa điểm cách ly.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, không thể đảm bảo không có ca lây nhiễm trong cộng đồng thời gian tới, do đó, các bộ, ngành, địa phương cần rà soát, cập nhật, xây dựng các kịch bản phòng, chống dịch, chuẩn bị ứng phó với tình huống khó khăn hơn trong mùa đông.

Việt Nam sẽ có đoàn kiểm tra, xử lý vi phạm trong phòng, chống dịch Covid-19

Số ca tử vong vì Covid-19 tăng mạnh ở Mỹ và châu Âu

Theo số liệu thống kê của trang Worldometers, tính đến 6 giờ ngày14/11 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu là 53.702.766 ca, trong đó có 1.308.316 người thiệt mạng.

Dịch bệnh đến nay xuất hiện và lây lan ở 217 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 37.470.181 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca nguy kịch hiện là 109.153 ca và 14.921.344 ca đang điều trị tích cực.

So với các ngày qua, số ca tử vong và ca bệnh mới tại nhiều nước trên thế giới ghi nhận trong 24 giờ qua tăng mạnh trở lại.

Hiện Mỹ đang trải qua làn sóng thứ 3 của dịch bệnh Covid-19 được cho là nghiêm trọng nhất. Trung bình số ca mắc mới ở Mỹ trong 7 ngày gần nhất là hơn 145.000 ca/ngày, hơn 65.000 người nhập viện/ngày và mỗi ngày có hơn 1.000 người tử vong vì Covid-19. Xếp sau Mỹ về mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 là Ấn Độ với trên 8,7 triệu ca mắc và 128.758 ca tử vong.

Tại châu Âu, hầu hết các quốc gia trong khu vực đều đang chứng kiến làn sóng dịch bệnh gia tăng khó kiểm soát, khiến giới chức phải liên tiếp tăng cường các biện pháp hạn chế nhằm kiềm chế dịch bệnh lây lan. Ngày 13/11, một loạt quốc gia như Anh, Đức, Áo, Hy Lạp, Liên bang Nga, Ukraine... ghi nhận số ca mắc mới cao nhất kể từ đầu dịch.

Riêng tại Anh, số ca tử vong do Covid-19 đã vượt 50.000 ca, cao hơn tất cả các nước khác tại châu Âu, và đứng thứ 5 thế giới, sau Mỹ, Brazil, Ấn Độ và Mexico.

Vaccine Covid-19 lần đầu tiên thử trên người: Việt Nam đua song song với thế giới

Trong khi đó, số ca nhập viện do Covid-19 tại Pháp đã cao hơn thời điểm đỉnh dịch hồi tháng 4 vừa qua, trong khi tình hình tại Bồ Đào Nha cũng bị đánh giá là nghiêm trọng hơn trong làn sóng thứ nhất.

Ở khu vực Đông Bắc Á, giới chuyên gia Nhật Bản cho rằng nước này có thể đang đối mặt với làn sóng dịch Covid-19 thứ ba. Trong tháng 9, số ca mắc mới ở Nhật Bản dao động từ 300-600 ca/ngày nhưng từ đầu tháng 10 đến nay con số này bắt đầu tăng và chạm mốc 1.660 ca vào ngày 12/11.

Tại Hàn Quốc, số ca mắc Covid-19 đang tăng mạnh. Sáng 13/11, Cơ quan Kiểm soát và Phòng, chống dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết nước này có thêm 191 ca mắc Covid-19, mức cao nhất trong 70 ngày qua.

Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN vẫn có 4 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì Covid-19 là Philippines, Indonesia, Malaysia và Myanmar. Indonesia hiện là ổ dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này trong ngày ghi nhận số ca bệnh cũng như tử vong mới cao nhất khu vực.

Thảo luận