Quốc hội “giải cứu” Vietnam Airlines và số phận các dự thảo luật chưa được thông qua

Quốc hội vừa quyết định “giải cứu” Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 bằng việc cho phép Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn, gia hạn để các tổ chức tín dụng cho Vietnam Airlines vay tiền. SCIC tham gia mua cổ phiếu thuộc quyền mua của cổ đông Nhà nước.
Sputnik

Chiều 17/11, Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV bế mạc sau 18 ngày làm việc. Quốc hội thông qua dự thảo nghị quyết về ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 và họp báo thông tin về kết quả kỳ họp cũng như trả lời nhiều vấn đề mà báo chí quan tâm.

Quốc hội “giải cứu” Vietnam Airlines

Chiều nay, 17/11, Quốc hội thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.

Về tin “Vietnam Airlines phá sản” và khi nào Việt Nam bay lại đường bay quốc tế

Theo đó, Quốc hội nhất trí với đề nghị của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Quốc hội cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện hỗ trợ tái cấp vốn và gia hạn không quá hai lần cho tổ chức tín dụng (không bao gồm các tổ chứuc tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt) để Vietnam Airlines được quyền vay bổ sung vốn phục vụ hoạt động kinh doanh.

Cùng với đó, Quốc hội cũng cho phép Vietnam Airlines chào bán cổ phiếu cho các cổ động hiện tại để tăng thhêm vốn điều lệ khi đáp ứn quy định Luật chứng khoán.

Đồng thời, Chính phủ giao Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn nhà nước (SCIC) thay mặt Chính phủ đầu tư mua cổ phiếu tại Vietnam Airlines thuộc quyền mua cổ phần của cổ đông nhà nước theo phương thức chuyển giao quyền mua. Đáng chú ý còn cho phép xác định việc đầu tư nêu trên thuộc dự án nhóm A.

Tuy nhiên, Quốc hội cũng lưu ý các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán, giám sát để việc tổ chức thực hiện bảo đảm đúng quy định.

Quốc hội cũng nhấn mạnh, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam tiếp tục có giải pháp xử lý giảm lỗ, thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và quan tâm đến quyền lợi người lao động trong điều kiện đại dịch Covid-19 nhiều khả năng chưa thể chấm dứt sớm.

Vietnam Airlines chính thức khôi phục các chuyến bay quốc tế từ ngày 18/9

Trước đó, tại Việt Nam từng xuất hiện tin đồn “Vietnam Airlines xin phá sản”. Mặc dù Trưởng Ban Tài chính của Vietnam Airlines Trần Thanh Hiền đã lên tiếng khẳng định, thông tin Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam xin phá sản chỉ là tin đồn thất thiệt nhưng tình hình kinh doanh của hãng hiện tại đang gặp nhiều khó khăn.

Theo đó, tính đến hết tháng 6/2020, doanh thu của hãng chỉ đạt trên 20.000 tỷ đồng, 53%, lỗ, 6.500 tỷ đồng. Riêng Công ty mẹ lỗ 5.111 tỷ.

Ông Trần Thanh Hiền nêu nguyên nhân là do các khoản vay ngắn hạn đã được đẩy lên mạnh (vào khoảng 4.600 tỷ đồng), các khoản đàm phán giãn hoàn (hơn 3.600 tỷ đồng). Riêng hai khoản này cộng lại vào khoảng 8.000 tỷ đồng.

Thông tin về kết quả kinh doanh trong tháng 9, ông Trần Thanh Hiền cho biết, doanh thu của Vietnam Airlines đạt khoảng 24.000 tỷ đồng, lỗ khoảng 10.750 tỷ, tương đương 70% kế hoạch lỗ (hơn 15.000 tỷ đồng), trong đó công ty mẹ lỗ 8.737 tỷ, tương đương 60% kế hoạch lỗ của cả năm.

Theo đại diện hãng hàng không, hiện Vietnam Airlines đã chủ động cắt giảm tới 5.335 tỷ, trong đó có phần cắt giảm khó ra quyết định nhất là chi phí tiền lương, nhân công. Cùng đó, hãng cũng làm việc với ngân hàng để tái cơ cấu khoản vay, lùi thời hạn trả nợ về sau.

“Nếu phải trả nợ thì tiền sẽ hết ngay. Đàm phán với đối tác để giãn tiến độ thanh toán hơn 4,2 nghìn tỷ (đến cuối năm con số này dự kiến tăng lên đến 6.000 tỷ đồng). Đây là cách để Vietnam Airlines có thể đảm bảo thanh khoản, duy trì hoạt động và sống sót”, ông Trần Thanh Hiền nói.

Vietnam Airlines hỗ trợ người Việt mắc kẹt tại Nhật Bản về nước
Vietnam Airlines cho hay đơn vị đã có 14 báo cáo chính thức gửi các cơ quan quản lý nhà nước và nhiều cuộc làm việc với chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tổng công ty đề xuất gói trợ cấp trị giá 12.000 tỷ đồng, gồm việc cho vay tái cấp vốn và tăng vốn điều lệ.

Cùng với đó, đại diện Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cũng khẳng định muốn được đầu tư vào Vietnam Airlines. Để tháo gỡ khó khăn, lãnh đạo SCIC và VNA đều thống nhất cho rằng không thể dùng các giải pháp đơn độc, phải đồng bộ nhiều cách, có thể là tăng vốn, đi vay, tái cấu trúc và đàm phán lại các khoản nợ, cắt giảm các chi phí không cần thiết.

Khi nào bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV?

Trong chiều nay, 17/11, Quốc hội thông qua dự thảo Nghị quyết về ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 -2026.

Quốc hội phê chuẩn nhân sự cấp cao: Việt Nam có nữ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đầu tiên

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trần Văn Túy trình bày Tờ trình và Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Trường Giang trình bày dự thảo Nghị quyết về ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Theo đó, căn cứ Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, tại Điều 4 quy định rằng, Quốc hội quyết định Ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và Điều 5 quy định, ngày bầu cử phải là ngày Chủ nhật và được công bố chậm nhất 115 ngày trước ngày bầu cử”.

Quốc hội chính thức miễn nhiệm hai ông Chu Ngọc Anh và Lê Minh Hưng

Như vậy, căn cứ quy định của pháp luật về bầu cử, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét, quyết định Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026, trong điều kiện bình thường, dự kiến sắp tới sẽ là ngày Chủ nhật - 23/5/2021.

Quốc hội tiến hành biểu quyết. Kết quả có 466 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 96.68% tổng số ĐBQH). Trong đó, có 465 đại biểu tán thành (bằng 96.47%), 1 đại biểu không tán thành (bằng 0.21%).

Như vậy, Quốc hội quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ là ngày Chủ nhật 23/5/2021.

Họp báo kết quả kỳ họp thứ 10: Số phận các dự án chưa được thông qua

Sau lễ bế mạc, chiều nay, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chủ trì họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm một số Bộ trưởng, thành viên Chính phủ mới

Thông báo tóm tắt về kết quả kỳ họp, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn cho biết, với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đoàn kết, đồng thuận cao, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình kỳ họp với nhiều kết quả tích cực.

Quốc hội đã thông qua 7 luật, 13 nghị quyết, cho ý kiến về 4 dự án luật, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII (chất vấn và trả lời chất vấn).

Quốc hội cũng đã xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế-xã hội, tài chính, ngân sách, nhân sự, thảo luận, góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; xem xét các báo cáo kiến nghị của cử tri, công tác tư pháp, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, thi hành án, phòng, chống tham nhũng và một số báo cáo quan trọng khác.

Đối với câu hỏi về kết quả xin ý kiến ĐBQH sẽ quyết định như thế nào đến việc trình các dự án luật ở kỳ họp tiếp theo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang cho hay, giữa hai kỳ họp, nếu còn ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể xin ý kiến đại biểu.

Sau đó, Chính phủ sẽ tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định xem có đủ điều kiện đưa vào chương trình ở kỳ họp tiếp theo hay không.

Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ quyết định đưa vào chương trình sẽ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc này. Khi đó, thẩm quyền xem xét, quyết định thuộc về Quốc hội.

“Việc xin ý kiến đại biểu là kênh quan trọng để quyết định có trình luật ra Quốc hội hay không”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang cho biết.

Đại diện cơ quan thẩm tra các dự án luật này, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Thanh Hồng cũng cho rằng ý kiến đại biểu là cơ sở để các cơ quan tiếp tục hoàn thiện dự án luật giữa hai kỳ họp.

Nếu Ủy ban thường vụ Quốc hội xét thấy Chính phủ tiếp thu, chỉnh lý đạt yêu cầu của đa số đại biểu đặt ra, dự án luật vẫn có thể trình Quốc hội tại kỳ họp tiếp theo. Nếu không đạt sẽ phải rút khỏi chương trình.

Đại biểu Quốc hội tiếp tục tranh luận về vấn đề thủy điện

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng nói thêm việc xây dựng hai luật liên quan đến giao thông chỉ nhằm mục đích hướng đến có thêm luật chuyên ngành bên cạnh luật khuôn mẫu về giao thông đường bộ.

“Việc này để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Hai dự án luật được trình đồng thời nhằm thảo luận để đảm bảo sự đồng bộ, tránh chồng chéo”, ủy viên Thường trực ủy ban Quốc phòng – An ninh Quốc hội cho biết và nhấn mạnh về việc vẫn ủng hộ phương án tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các dự án luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Trong khi đó, thông tin báo chí về “số phận” các dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), Luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, trước tình trạng mỗi năm chúng ta phải chứng kiến hàng ngàn người chết vì tai nạn giao thông, Chính phủ sốt ruột muốn tìm giải pháp cho công tác quản lý tốt hơn.

“Việc tách luật là sáng kiến của Chính phủ và các dự án luật đã được trình đúng với quy trình, thủ tục được pháp luật quy định. Nhưng qua lấy phiếu thăm dò ý kiến thì kết quả như vậy, nên chúng tôi sẽ chuyển đến Chính phủ để cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu”, Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cho biết.

Quốc hội tranh luận về biện pháp cưỡng chế 'ngừng cung cấp điện, nước'
Ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng khẳng định, việc tiếp tục trình hai luật hay một luật hay giải pháp tiếp theo như thế nào thì Chính phủ sẽ kiến nghị.

Trước việc đa số đại biểu không đồng ý tách luật, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho hay, đây là cả “bước tiến và bước lùi”, cần thêm thời gian đánh giá kỹ lưỡng. Còn khi trình ra Quốc hội thì là quyền của Quốc hội.

“Chúng tôi đã rất cầu thị là xin ý kiến đại biểu, sau đó báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đại biểu đã cho ý kiến rất cụ thể, chúng tôi sẽ chuyển toàn bộ ý kiến cho Chính phủ để Chính phủ tiếp thu, hoàn thiện”, đồng chí Nguyễn Hạnh Phúc nói.
Tướng Nguyễn Thanh Hồng: Tôi phát biểu không phải với tư tưởng “ăn cây nào rào cây ấy”

Trả lời câu hỏi của báo chí về phản ứng của đa số đại biểu Quốc hội đối với các dự án luật chưa được thông qua, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng, ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng – An ninh cho biết, khi đa số đại biểu phát biểu ý kiến sẽ tạo dấu ấn với báo chí, nhiều đại biểu sử dụng hình ảnh rất tốt để so sánh rất ấn tượng.

“Tôi đã bày tỏ quan điểm của mình trên hội trường và tôi phát biểu không phải với tư tưởng "ăn cây nào rào cây ấy”. Tôi từng nhiều năm làm cảnh sát giao thông nên tôi có thực tiễn trong vấn đề này”, ông Nguyễn Thanh Hồng trả lời báo Tuổi Trẻ.

Thiếu tướng Hồng cũng thẳng thắn, đối với các dự án luật thì tài liệu rất là nhiều. Có thực tế là có những đại biểu tiếp cận chỉ một vài nội dung, chứ chưa quan tâm nhiều đến các nội dung khác. Như thảo luận hôm qua thì nhiều đại biểu chỉ quan tâm đến việc tách hay nhập và giấy phép lái xe thôi.

“Cảm xúc là tôi hơi tiếc là các đại biểu chưa bao quát hết được nội dung 2 dự án luật”, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng chia sẻ.
Thảo luận