RCEP có ý nghĩa gì đối với cán cân quyền lực thương mại thế giới trong tương lai?

Các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã ký kết một hiệp định thương mại tự do. Hôm Chủ nhật, 15 quốc gia trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN đã ký một văn kiện về quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Sputnik

Viện Kinh tế Thế giới Peterson ước tính RCEP có thể tạo ra thêm 186 tỷ USD hàng năm cho nền kinh tế toàn cầu. Đây thực sự là một hiệp định thương mại vượt trội. Mặc dù quy định việc cắt giảm thuế quan theo lộ trình (trong 20 năm) đối với thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa các nước thành viên, các nước tham gia vẫn chiếm một phần ba dân số toàn cầu và khoảng 30% GDP thế giới. Theo dự báo, đến năm 2050, tổng GDP của các nước RCEP có thể tăng lên 100 nghìn tỷ USD.

Một chế độ chung dành cho tất cả

Hiệp định bao gồm 10 quốc gia ASEAN cộng với 5 nước mà các thành viên hiệp hội có ký hiệp định thương mại - Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc và New Zealand. Các hiệp định hiện có đã thất bại trong việc tạo ra một môi trường thương mại hoàn toàn không có rào cản. Ví dụ, nếu các sản phẩm của một quốc gia có chứa các thành phần từ nước thứ ba mà không có hiệp định thương mại, các sản phẩm này sẽ phải chịu thuế quan. RCEP loại bỏ những khó khăn này - chế độ chung sẽ áp dụng cho tất cả những nước tham gia.

Ai sẽ được hưởng lợi từ Thỏa thuận RCEP?

Do đó, về hình thức, RCEP giống với hiệp định thương mại tự do của Mexico với Hoa Kỳ và Canada - USMCA, cũng như hiệp định thương mại tự do của EU, nhưng xét về tổng trọng lượng kinh tế của các nước tham gia RCEP thì nó dẫn đầu. Hiệp định cũng quy định việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các nước tham gia, cũng như giảm bớt các hàng rào phi thuế quan trong đầu tư lẫn nhau và thương mại dịch vụ.

Ánh sáng trong cuộc khủng hoảng toàn cầu

Các cuộc đàm phán về RCEP diễn ra từ năm 2012, nhưng các nước tham gia không thể thống nhất tất cả các điều kiện, chủ yếu là do Ấn Độ lo ngại việc dỡ bỏ rào cản sẽ khiến sản phẩm của mình không có sức cạnh tranh so với hàng hóa từ Trung Quốc. Ấn Độ đã rút khỏi các cuộc đàm phán RCEP vào năm ngoái. Cuối cùng, các nước đã quyết định ký thỏa thuận mà không có họ. Mặc dù Ấn Độ là một đối tác thương mại quan trọng đối với hầu hết các nước, nhưng tình hình hiện nay buộc các nước phải đẩy nhanh quá trình đạt được thỏa thuận.

Việt Nam hưởng lợi nhiều từ Hiệp định RCEP dù “cuộc chơi” không có Ấn Độ

Theo Thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Khắc Cường, trong hoàn cảnh hiện nay, việc RCEP được ký kết sau 8 năm đàm phán là một tia hy vọng. Tham gia RCEP có cả các nước đang và đã phát triển. Nhưng giờ đây họ đoàn kết với nhau trước một khó khăn chung - cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra. Theo dự báo của UNCTAD, năm nay khối lượng thương mại thế giới sụt giảm có thể lên tới 20%. Wang Qin, giáo sư Viện Nghiên cứu Đại học Hạ Môn Nanyang, nói với Sputnik cho biết: RCEP sẽ giúp các nước châu Á - Thái Bình Dương khôi phục thương mại và kích thích tăng trưởng kinh tế:

"Tôi tin rằng tất cả 15 thành viên tham gia RCEP bổ sung cho nhau một cách hoàn hảo và điều này làm tăng tiềm năng phát triển kinh tế và thương mại khu vực. Theo quan điểm của các quốc gia ASEAN, dù trình độ phát triển kinh tế khác nhau nhưng tất cả các nước đều có thể nhận được những lợi ích nhất định khi tham gia RCEP. Ngoài ra, trước đây không có hiệp định thương mại tự do giữa Trung Quốc và Nhật Bản, vì vậy hiện nay hàng hóa Trung Quốc xuất nhập khẩu sang Nhật Bản sẽ được ưu đãi, và điều này sẽ giúp phát triển thương mại song phương. Hơn nữa, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN là một phần của chuỗi cung ứng sản xuất khu vực Đông Á. Vì vậy RCEP tạo điều kiện tuyệt vời để các quốc gia này tăng mức độ thâm nhập vào chuỗi toàn cầu".

Vì lợi ích của Trung Quốc?

Một số phương tiện truyền thông phương Tây chỉ ra do không có Mỹ trong thỏa thuận, RCEP được cho là đang nằm trong tay các lợi ích địa chính trị của Trung Quốc. Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất trong số tất cả các bên tham gia RCEP, nhưng không nên quên rằng các đồng minh chính trị của Hoa Kỳ - Nhật Bản và Hàn Quốc - là những người tham gia tích cực vào việc thúc đẩy RCEP.

Đối với Nhật Bản, RCEP có tầm quan trọng đặc biệt. Các bên tham gia hiệp định này là các đối tác thương mại lớn nhất của đất nước. Đồng thời, sau khi đối tác thương mại chính của Nhật Bản - Hoa Kỳ, rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, Nhật Bản chỉ còn lại đối tác thương mại lớn thứ hai là Trung Quốc (tỷ trọng xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc chỉ thấp hơn 0,8% so với con số này đối với Hoa Kỳ), mà không có một hiệp định thương mại song phương nào được ký kết.

RCEP: Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ trở nên năng động nhất trên thế giới?

Đối với Hàn Quốc, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất - 25% xuất khẩu của nước này là sang Trung Quốc, và chỉ 13,6% sang Hoa Kỳ. Theo dự báo của Bloomberg, việc tham gia RCEP vào năm 2030 sẽ bổ sung 0,5% GDP cho Trung Quốc, tương ứng là 1,4% và 1,3% cho Hàn Quốc và Nhật Bản. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi các đồng minh của Hoa Kỳ thúc đẩy lợi ích kinh tế của riêng mình, Li Siji - giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu WTO của Trung Quốc thuộc Đại học Kinh tế và Thương mại Quốc tế, nói với Sputnik:

"Có nhiều loại hiệp định thương mại khác nhau trên thế giới, và một số hiệp định được lấy cảm hứng từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương, một số lấy cảm hứng từ Hoa Kỳ. Tôi tin rằng các thỏa thuận này nên cùng tồn tại và bổ sung cho nhau, không có xung đột lợi ích lớn. Suy cho cùng, mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy các quy tắc mới của thương mại quốc tế, làm cho nó cởi mở và tự do hơn. Tất cả các quốc gia đều có lợi ích thiết thực của riêng mình, vì vậy việc họ tham gia vào các hiệp hội thương mại khác nhau là điều đương nhiên. Tôi tin rằng RCEP là biểu hiện của sự tự do hóa thương mại quan trọng cho hiện tại và tương lai".

Các cuộc đàm phán RCEP được tiến hành ngay cả khi Hoa Kỳ đã sẵn sàng tham gia vào một liên minh thương mại thay thế - TPP. Trump quyết định đơn phương rút khỏi TPP, và Trung Quốc, không giống như Hoa Kỳ, tiếp tục một quá trình tự do hóa thương mại nhất quán. Cán cân thương mại và hoạt động kinh tế dự kiến sẽ chuyển dịch sang phía Đông trong tương lai.

Vào cuối quý 1 năm nay, các nước ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc - thương mại tăng 6% lên 140 tỷ USD, trong khi thương mại của Trung Quốc với Hoa Kỳ và EU giảm do đại dịch. RCEP không chỉ mang lại lợi ích cho các nền kinh tế lớn nhất như Trung Quốc, Nhật Bản mà còn cho các bên tham gia khác. Theo Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore, RCEP loại bỏ các rào cản, giảm khối lượng thủ tục cấp phép cần thiết để đầu tư vào thị trường của các bên tham gia. Ngoài ra, RCEP quy định việc giảm thời gian thông quan đối với hàng hóa chuyển phát nhanh và hàng hóa dễ hư hỏng xuống còn 6 giờ. Tất cả điều này làm giảm đáng kể chi phí giao dịch và tạo thêm động lực cho sự phát triển kinh doanh và thương mại quốc tế.

Thảo luận