Xin lỗi Bộ trưởng, lực lượng Công an quá đông, tiền đâu mà chi?

Liên quan đến dự thảo Luật xây dựng lực lượng an ninh trật tự cơ sở, Thiếu tướng Sùng Thìn Cò thẳng thắn, “xin lỗi Bộ trưởng chứ lực lượng Công an quá đông”. Không việc gì mà dân không biết. Nhiều ĐBQH lo ngại tăng biên chế, tạo gánh nặng cho ngân sách. Tiền đâu nữa mà chi?
Sputnik

Cũng trong sáng nay, Quốc hội bác bỏ đề xuất chuyển quản lý sát hạch giấy phép lái xe cho Bộ Công an. Có 302 Đại biểu Quốc không đồng ý tách Luật Giao thông đường bộ thành hai luật.

Quốc hội bác bỏ đề xuất giao Bộ Công an quản thi giấy phép lái xe

Ngày 17/11, Quốc hội tiến hành xin ý kiến đại biểu về ba vấn đề liên quan đến dự án Luật Giao thông Đường bộ sửa đổi và dự án Luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Quốc hội phê chuẩn nhân sự cấp cao: Việt Nam có nữ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đầu tiên

Theo đó, trong phiên làm việc sáng nay, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã gửi phiếu xin ý kiến các đại biểu Quốc hội về một số nội dung của hai luật được tách từ Luật giao thông đường bộ hiện hành là Luật giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật bảo đảm an toàn trật tự giao thông đường bộ.

Kết quả được Quốc hội tổng kết sau khi xin ý kiến về việc có tách thành hai luật hay không, có 104 đại biểu đồng ý tách luật, tương đương 21,62% tổng số đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, có tới 302 ý kiến ĐBQH bày tỏ không tán thành việc tách luật, tương đương 62,7% tổng số đại biểu Quốc hội.

Xin lỗi Bộ trưởng, lực lượng Công an quá đông, tiền đâu mà chi?

Về nội dung thứ hai được Quốc hội đề cập trong phiếu xin ý kiến là việc chuyển chức năng quản lý, đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Công an, kết quả cho thấy có 86 phiếu chọn phương án chuyển, chiếm 17,8% tổng số đại biểu Quốc hội.

Đáng chú ý, số đại biểu chọn phương án “không chuyển” rất cao với 321 phiếu, tương đương 66,7% tổng số đại biểu.

Quốc hội chính thức miễn nhiệm hai ông Chu Ngọc Anh và Lê Minh Hưng

Liên quan đến nội dung thứ ba được đưa ra lấy phiếu ý kiến là việc chuyển dự thảo luật này sang xem xét tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội nhiệm kỳ sau (khóa XV, dự kiến cuối năm 2021), kết quả cho thấy, có 251 phiếu xin ý kiến thể hiện quan điểm tán thành phương án này, tương đương 52,1% tổng số đại biểu Quốc hội.

Trong khi đó, có 153 đại biểu chọn phương án thông qua tại kỳ họp 11 Quốc hội khóa XIV (dự kiến vào tháng 3/2021).

ĐBQH phản đối tách Luật Giao thông và chuyển Công an quản lý sát hạch lái xe

Trước đó, trong phiên thảo luận chiều qua, đa phần các ĐBQH đều bày tỏ không đồng tình với việc tách luật và chuyển thẩm quyền quản lý lĩnh vực sát hạch lái xe sang Bộ Công an.

Bộ GTVT khởi công đồng loạt 3 dự án cao tốc Bắc – Nam

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre), Phó Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc Hội cho rằng, nếu tách hai luật thì ngành Công an chuyển lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) về Bộ GTVT và giữ nguyên quyền lợi, chế độ.

“Tôi đề nghị ngành Công an giao lực lượng cảnh sát giao thông về cho Bộ GTVT, vẫn đảm bảo giữ nguyên quyền lợi, chế độ cho anh em để tăng cường xử lý vi phạm thì còn hiệu quả hơn là tách luật”, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng đề xuất.

Ông Nhưỡng ví von việc tách luật Giao thông theo đề xuất của ngành Công an thì “không khác gì tách con ra khỏi mẹ, can gan ghép sang thận”.

Phó Trưởng ban Dân nguyện cũng phân tích, việc tách luật sẽ làm tăng thêm thủ tục hành chính, đi ngược lại và không phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật về cải cách thủ tục hành chính. Vị ĐBQH đoàn Bến Tre lo ngại, việc tách luật sau này sẽ dẫn tới tình trạng “quyền anh, quyền tôi” mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần nhắc.

Ông Lưu Bình Nhưỡng đề nghị Quốc hội giao Chính phủ nghiên cứu lại vấn đề này. “Giống như trả hồ sơ điều tra lại”, ông ví von đồng thời đề nghị Bộ GTVT nghiêm túc trong quá trình cho ý kiến đánh giá “vì chưa thấy ngành giao thông nói gì cả”.

ĐBQH Nguyễn Quốc Hận, Phó Trưởng đoàn tỉnh Cà Mau thì cho rằng, công tác quản lý đào tạo, cấp giấy phép lái xe đang được Bộ Giao thông Vận tải thực hiện tốt, thuận tiện, nhiều người dân ủng hộ, quốc tế công nhận.

Bộ GTVT trình phương án khôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ

Trong khi đó, hiện nay trật tự an toàn xã hội còn phức tạp, tội phạm ma túy, trộm cắp, băng nhóm số đề vẫn là vấn đề nhức nhối của xã hội, chưa được kiềm chế một cách hiệu quả, do vậy lực lượng công an theo chức năng nhiệm vụ của mình giải quyết tốt các vấn đề nêu trên.

“Lực lượng công an với chức năng, quyền hạn của mình giải quyết tốt những vấn đề nêu trên để quốc thái dân an thì nhân dân cảm kích, tôn vinh lắm rồi, không phải nhận thêm những nhiệm vụ khác”, đại biểu Nguyễn Quốc Hận nêu rõ và nhấn mạnh, không nên hình sự hóa các vấn đề dân sự.

Trước các ý kiến gay gắt của các ĐBQH, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm khẳng định đây không phải việc tách luật, chia luật hay chia quyền. Bộ Công an cũng sẽ không tăng biên chế, không tăng chi phí, thủ tục hành chính và không lãng phí. Tất cả thủ tục vẫn theo các quy định từ trước đến nay đã có.

Quốc hội bàn về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Trong phiên làm việc sáng nay, các đại biểu tham gia thảo luận về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Một số đại biểu nêu ý kiến ngành công an cần có lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở. Thiếu tướng Đào Thanh Hải – Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho rằng, với chủ trương xây dựng lực lượng công an nhân dân chính (CAND) quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại và xuất phát từ thực tế cần phải bố trí lại lực lượng CAND để đảm bảo thế trận an ninh nhân dân phù hợp với tình hình mới, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Bộ Công an đã bố trí lực lượng công an chính quy xuống các xã trên địa bàn toàn quốc. ĐB Đào Thanh Hải dẫn ra số liệu tại địa bàn Hà Nội cho biết, đã ố trí 2.500 cán bộ từ thành phố và quận xuống 383 xã, phát huy hiệu quả chưa từng có (phạm pháp hình sự giảm 26%) và không tăng ngân sách.

Tuy nhiên, Thiếu tướng Đào Thanh Hải đánh giá lực lượng an ninh cơ sở còn mỏng, trong khi đó, lực lượng Công an bán chính quy đã được đào tạo đầy đủ thì có đến 25% xin nghỉ do phụ cấp thấp và điều kiện hoạt động chưa rõ ràng.

“Do đó, nếu không có Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở sẽ rất khó khăn cho việc tiếp tục động viên, để họ phối hợp với lực lượng công an thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở”, tướng Đào Thanh Hải nhấn mạnh.

Đồng ý với ý kiến của Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội, đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) cho rằng, nhằm bảo vệ an ninh cơ sở, Bộ Công an đã bố trí công an chính quy về xã. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp nên cần có sự tham gia phối hợp của các lực lượng khác. Ông Tám nêu quan điểm rằng, để các lực lượng hoạt động có hiệu quả cần có khuôn khổ pháp lý.

Thiếu tướng Nguyễn Thị Xuân, Phó Giám đốc Công an Đắk Lắk cho rằng, lực lượng công an xã chính quy mặc dù đã triển khai được 100% đến xã, song theo bà Xuân, vẫn hạn chế vì có nơi chỉ bố trí được 3-5 người, lực lượng quá mỏng không thể giải quyết được các địa bàn thôn xóm, xã phường.

“Do đó, việc bổ sung lực lượng này là “cánh tay nối dài” giúp công an xã có thêm lực lượng hỗ trợ, tuyên truyền vận động quần chúng, hòa giải trong dân”, Thiếu tướng Xuân cho hay.

Bà Bùi Thị Thuỷ (Đoàn Thanh Hoá) nêu thực tế tại các địa phương đã hình thành nhiều mô hình, tổ chức tự quản, có những lực lượng thành lập và hoạt động tự phát hoặc có thể được chính quyền địa phương công nhận và quản lý.

Tuy nhiên, theo nữ ĐBQH, về cơ bản đây vẫn là hoạt động tự phát của người dân trong phong trào toàn dân đấu tranh, phòng chống tội phạm. Đồng thời, còn những điều hạn chế, bất cập như hoạt động thường thiếu định hướng, nhận thức pháp luật chưa đầy đủ và thiếu kỹ năng năng ứng phó, giải quyết các tình huống bất ngờ, phức tạp.

Do vậy theo bà Bùi Thị Thủy, cần phải có cơ sở pháp lý rõ ràng để quản lý chặt chẽ các mô hình này, tránh các hậu quả tiêu cực có thể xảy ra.

Lực lượng Công an quá đông: Tiền đâu nữa mà chi?

Theo ghi nhận, bên cạnh một số ý kiến đồng ý với việc ban hành luật thì rất nhiều đại biểu Quốc hội vẫn còn băn khoăn, lo ngại và đề nghị cân nhắc có nên gom ba lực lượng dân phòng, tổ dân phố và công an bán chuyên trách để xây dựng luật này hay không, chức năng hoạt động chưa rõ ràng, cơ cấu tổ chức, vận hành, tăng biên chế dẫn đến tăng ngân sách.

Xây dựng lực lượng Công an nhân dân vững mạnh

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (Đoàn Bến Tre), Phó Trưởng ban Dân nguyện cho hay, đọc dự thảo thì thấy, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là phối hợp nhưng hầu hết thực hiện nhiệm vụ của Công an xã.

“Lực lượng này nếu ra đời thì Công an xã sẽ lười biếng, công việc dồn hết cho lực lượng tham gia. Như vậy đã phình ở cơ sở rồi nay lại tiếp tục phình”, ông Nhưỡng đánh giá.
“Trong khi chúng ta đang oằn mình để thắt lưng buộc bụng, phục hồi kinh tế, hầu hết đều khó khăn về ngân sách, nay lại thêm nỗi lo này thì khó có thể lãnh đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội địa phương”, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng thẳng thắn.

Trong khi đó, Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ (đoàn An Giang), Ủy viên thường rtực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho rằng, dự thảo luật nêu có thể giảm được 500.000 người là “chưa thuyết phục”.

Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ phân tích, theo pháp lệnh về công an xã, hiện có 126.000 công an xã bán chuyên trách, lực lượng bảo vệ phường, xã là 70.000 người, lực lượng phòng cháy chữa cháy là 500.000 người.

Nhìn như thế chỉ ra số người tăng mà ngân sách phải chi trả thêm là hơn 800.000 người chứ không phải là 500.000, chưa kể chi phí trụ sở, hoạt động, ngân sách địa phương sẽ không còn cho đầu tư phát triển và an sinh xã hội.

Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ cũng nêu vấn đề liệu có cần ban hành luật mà sẽ ngốn nhiều ngân sách nhà nước trong thời gian tới hay không.

Thiếu tướng Sùng Thìn Cò, ủy viên Ủy ban Quốc phòng và an ninh Quốc hội cũng đặt câu hỏi có nên xây dựng thêm lực lượng nữa không khi mà hiện nay đã có lực lượng công an chính quy được điều về xã để thay thế công an chuyên trách.

“Không có việc gì mà dân không nắm được, dân không biết. Chúng ta không biết tại vì chúng ta không tốt, chúng ta không làm tốt công tác dân vận, nắm tình hình. Xin lỗi bộ trưởng chứ lực lượng công an quá đông. Một tỉnh ít nhất có 3.000, tỉnh to thì 4.000 công an chính quy. Đông như thế mà còn thêm nhiều lực lượng nữa. Chẳng lẽ lực lượng chính quy không đủ khả năng để chúng ta nắm tình hình, xử lý tình hình?”, Thiếu tướng Sùng Thìn Cò thẳng thắn.

Vị ĐBQH cũng bày tỏ, một khi đã xác định lực lượng này là rất quan trọng thì tại sao không sử dụng ngay từ đầu để lực lượng này đủ sức làm nhiệm vụ, trong khi hiện nay đang đưa lực lượng chính quy xuống xã.

Bộ Công an yêu cầu siết chặt kỷ cương, phòng ngừa sai phạm trong lực lượng

Do đó, Thiếu tướng Sùng Thìn Cò đề nghị Quốc hội, Chính phủ và các đại biểu cân nhắc đối với dự luật này.

Cùng đồng tình với ý kiến của Thiếu tướng Sùng Thìn Cò, ĐQBH Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, nói luật ban hành giảm 500.000 người là không thực tế và chỉ có tăng chứ không giảm.

Ông Hòa chỉ rõ, ngân sách bố trí cho lực lượng này theo dự thảo Luật là 1,5 - 1,8 tỷ đồng/tháng/mỗi địa phương thì những địa phương mạnh như TP HCM, Hà Nội chịu được chứ các địa phương ngân sách khó khăn e rằng khó đáp ứng nổi.

Thảo luận