Bộ Ngoại giao Việt Nam giải thích khi nào Hiệp định RCEP có hiệu lực

HÀ NỘI (Sputnik) - Việc phê chuẩn Hiệp định phụ thuộc vào công việc nội bộ của mỗi nước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của Sputnik.
Sputnik

Khối kinh tế lớn nhất

Ngày 15/11, các nước thành viên ASEAN và 5 đối tác kinh tế thương mại lớn nhất: Nhật Bản, Australia, Trung Quốc, New Zealand và Hàn Quốc đã ký kết hiệp định RCEP. Sự kiện diễn ra tại Hà Nội thông qua hội nghị truyền hình vào ngày bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37. Các cuộc đàm phán về RCEP kéo dài 8 năm. Hiệp định này hình thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới với khoảng 2,2 tỷ người tiêu dùng và GDP là 28 nghìn tỷ USD, hơn 32% tổng GDP toàn cầu. 

Bộ Ngoại giao Việt Nam giải thích khi nào Hiệp định RCEP có hiệu lực

Khi nào thì hiệp định RCEP sẽ được phê chuẩn?

Ngày 19/11, tại cuộc họp giao ban của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của Sputnik về thời điểm phê chuẩn hiệp định RCEP, cũng như khả năng tham gia của các quốc gia khác vào hiệp định này, ví dụ như Liên bang Nga hay Hoa Kỳ, đại diện chính thức Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng lưu ý rằng việc phê chuẩn Hiệp định phụ thuộc vào công việc nội bộ của mỗi nước. và bất kỳ sự gia nhập của quốc gia nào đều cần có sự đồng ý của các Bên: 

Làm sao Hoa Kỳ có thể thâm nhập vào liên minh thương mại RCEP?

“Việc ký Hiệp định RCEP là mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam và các nước tham gia đàm phán Hiệp định, góp phần tạo cơ hội phát triển các chuỗi cung ứng bền vững và môi trường thương mại công bằng trong khu vực, thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài cho Việt Nam và các nước ASEAN, đề cao vai trò trung tâm của ASEAN trong quá trình định hình cấu trúc khu vực. Việc phê chuẩn Hiệp định phụ thuộc vào nội bộ của từng nước. Hiệp định sẽ có hiệu lực khi được thông qua bởi ít nhất 6 nước thành viên ASEAN và 3 nước thành viên không thuộc ASEAN. Các nước liên quan cam kết đảm bảo Hiệp định RCEP là một thỏa thuận mở. Theo quy định, 18 tháng sau khi Hiệp định có hiệu lực, các nước khác có quan tâm và mong muốn tham gia Hiệp định này có thể nộp đơn xin tham gia. Việc gia nhập này phải được sự đồng ý của các Bên và quá trình gia nhập cần được thực hiện phù hợp với các thủ tục được thông qua bởi Ủy ban Hỗn hợp RCEP”.

Đọc thêm:

  • RCEP có ý nghĩa gì đối với cán cân quyền lực thương mại thế giới trong tương lai?: https://sptnkne.ws/Evse
  • Ai sẽ được hưởng lợi từ Thỏa thuận RCEP?: https://sptnkne.ws/EuV5
  • Hội nghị Cấp cao ASEAN 37: Hòa bình ở Biển Đông, ký RCEP và xét mở lại lối đi chung: https://sptnkne.ws/EswW
Thảo luận