Việt Nam có phải là câu chuyện thành công về kinh tế duy nhất ở Đông Nam Á trong thời Covid-19?

Việt Nam có mọi cơ hội trở thành nền kinh tế thành công duy nhất ở Đông Nam Á trong kỷ nguyên vi rút corona. Nikkei Asia lưu ý rằng nước này cố gắng duy trì mức tăng trưởng dương ổn định trong khi các nước khác phải vật lộn để phục hồi.
Sputnik

Tăng trưởng quý thứ hai liên tiếp

GDP của Việt Nam trong quý III / 2020 tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự đoán Việt Nam sẽ đứng thứ tư về GDP danh nghĩa trong số các nước ASEAN trong năm nay, vượt qua Singapore, Malaysia và Philippines.

Không giống như các nền kinh tế ASEAN khác, Việt Nam đã kiểm soát được vi rút. Ngoài ra, sự gia tăng xuất khẩu trong bối cảnh chuyển giao sản xuất từ ​​CHND Trung Hoa cũng góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Ví dụ như trong tháng 10, xuất khẩu tăng 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 26,7 tỷ USD, và theo dự báo của Bộ Công Thương cả năm tăng trưởng xuất khẩu sẽ đạt 3 — 4%.

Việt Nam có phải là câu chuyện thành công về kinh tế duy nhất ở Đông Nam Á trong thời Covid-19?

Nhóm tác giả của Nikkei Asia ghi nhận một sự kiện quan trọng khác thể hiện xu hướng đi lên của xuất khẩu Việt Nam: một tàu container Maersk cập cảng Cái Mép vào cuối tháng 10. Đây là lần đầu tiên một con tàu chở hàng cỡ này vào cảng lớn nhất miền Nam Việt Nam, trước đó, những con tàu này thường chọn dừng ở các cảng khác trong khu vực, ví dụ như Singapore. Hiện nay, nhờ xuất khẩu tăng trưởng, Việt Nam đã gia tăng nhu cầu vận tải đường biển và các tàu buôn tương tự của các nước phương Tây cũng cập vào các cảng địa phương.

Điều này cho phép vận chuyển trực tiếp hàng hóa Việt Nam đến tay người mua, khiến giảm chi phí vận tải, rút ​​ngắn thời gian giao hàng và làm cho Việt Nam trở nên có khả năng cạnh tranh hơn với tư cách nhà xuất khẩu.

Chiến tranh thương mại và cuộc chiến chống đại dịch

Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã có lợi cho nền kinh tế Việt Nam, theo bài báo của Nikkei Asia. Điều này là do các nhà sản xuất hiện đang chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc để tránh bị Mỹ áp thuế cao hơn. Không chỉ các tập đoàn đa quốc gia, mà các doanh nghiệp Trung Quốc đang chuyển sản xuất sang Việt Nam, nơi nổi tiếng với lực lượng lao động lành nghề và giá rẻ. Gã khổng lồ Hàn Quốc Samsung Electronics, công ty đã sản xuất điện thoại thông minh tại nước này hơn một thập kỷ, cũng đang có kế hoạch chuyển hoạt động sản xuất máy tính cá nhân sang Việt Nam, khi đóng cửa một nhà máy ở Trung Quốc.

Tạm biệt Trung Quốc: Các công ty Hàn Quốc chọn Việt Nam
Tính đến nay, Việt Nam mới ghi nhận khoảng 1.300 trường hợp nhiễm coronavirus (1.304 trường hợp tính đến sáng ngày 20/11), điều đó giảm thiểu tác động kinh tế của bùng phát dịch. Việc  cách ly kiểm dịch đã được đưa ra ở nước này chỉ trong ba tuần vào tháng 4 và hoạt động sản xuất bình thường đã trở lại nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác trong khu vực. Tỷ lệ mất việc làm được hạn chế và chi tiêu tiêu dùng, chiếm 70% GDP, vẫn ổn định.

Các chuyên gia của Sputnik đã nhiều lần lưu ý rằng hệ thống chính trị của Việt Nam đã chứng minh được hiệu quả của nó: chính quyền đã chọn đúng phương cách để chống lại căn bệnh này, và người dân thể hiện trách nhiệm xã hội của mình, đẩy lùi đại dịch.

Trong khi đó, các nước ASEAN khác vẫn chưa thể phục hồi sau suy thoái do đại dịch gây ra. Theo dự báo GDP hàng năm của IMF, Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng 1,6%*, trong khi Singapore và Malaysia dự kiến ​​sẽ giảm 6% và Thái Lan - khoảng 7,1%. (* Gần đây, IMF đã điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam cho năm 2020 từ 0,8 điểm phần trăm lên 2,4 phần trăm).

Trước đây, Vladimir Mazyrin, Trưởng Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, Viện Viễn Đông thuộc VHLKH Nga, giáo sư tại Đại học Tổng hợp Moskva mang tên Lomonosov cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik rằng, theo quan điểm của ông, khoảng cách về tốc độ tăng trưởng giữa Việt Nam và các nước ASEAN sẽ còn tăng lên sau đại dịch, vì "Việt Nam, nhờ sự lãnh đạo khéo léo, đã đối phó tốt hơn với dịch bệnh và hậu quả của nó".

Việt Nam không thay đổi mô hình kinh tế và bước sang giai đoạn phát triển mới
Nền kinh tế Malaysia giảm 2,7% trong quý Ba, chịu tác động của sự suy giảm 4% trong lĩnh vực dịch vụ, vốn chiếm gần 60% GDP. Các ngành liên quan đến du lịch bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Khách sạn Malaysia, tỷ lệ lấp đầy tại các khách sạn Malaysia đã giảm xuống 20% ​​vào cuối tháng 10 trong bối cảnh tỷ lệ mắc bệnh tăng mạnh. Trước đó, Hiệp hội đã cảnh báo rằng nếu không có sự hỗ trợ thêm của chính phủ, các công ty du lịch “sẽ buộc phải đưa ra các quyết định khó khăn cũng như các biện pháp quyết định để tồn tại”, ám chỉ về việc cắt giảm thêm việc làm. Đồng thời, nước này buộc phải chống chọi với đợt đại dịch thứ hai kể từ tháng trước.

Số trường hợp nhiễm Covid-19 ở Indonesia đang phá kỷ lục mới. Do đó, quá trình phục hồi kinh tế rất phức tạp, bởi vì nếu tỷ lệ lây nhiễm vẫn còn cao, người tiêu dùng sẽ cố gắng tránh những  lần ra ngoài không cần thiết, và hoạt động kinh tế sẽ đình trệ.

Dữ liệu kinh tế hàng quý do Chính phủ Thái Lan công bố vào đầu tuần này cho thấy GDP giảm 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy  sự sụt giảm của GDP quý thứ ba liên tiếp.

Trong khi GDP bình quân đầu người của Việt Nam, ở mức khoảng 3.500 USD, vẫn thấp hơn nhiều so với Singapore (58.500 USD) và Malaysia (10.200 USD), đại dịch đang thúc đẩy sự thay đổi thứ bậc của các nền kinh tế trong khu vực.

Việt Nam có phải là câu chuyện thành công về kinh tế duy nhất ở Đông Nam Á trong thời Covid-19?

Và trong khi một số nước ASEAN đang dự báo sự phục hồi mạnh mẽ trong năm tới, Nikkei Asia tin rằng Việt Nam có thể là nền kinh tế duy nhất có mức tăng trưởng thực tế trong nửa đầu năm 2021. Nhưng tất nhiên, cần phải tính đến yếu tố của Covid-19.

Không phải mọi thứ đều suôn sẻ

Đồng thời, có những yếu tố có thể làm mờ đi triển vọng tăng trưởng tích cực của nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, theo các tác giả của Nikkei Asia, nếu Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ, và trái với kỳ vọng, quyết định không duy trì quan điểm cứng rắn của Washington đối với Trung Quốc, mà ngược lại, từ  bỏ thuế quan do chính quyền hiện tại áp đặt, thì việc chuyển giao sản xuất sang Việt Nam có thể sẽ chậm lại.

Việt Nam - điều thần kỳ trong thế kỷ 21

Tuần trước, Nikkei Asia đã suy đoán về những điều khác có thể ngăn Việt Nam trở thành một "công xưởng toàn cầu", đặc biệt là các vấn đề về thiếu đất và nhân sự. Sputnik đã trao đổi về vấn đề này với chuyên gia hàng đầu của Nga về nền kinh tế Việt Nam. Giải pháp cho vấn đề này có thể tìm thấy tại đây.

Ngoài ra, Đại hội ĐCSVN sắp diễn ra vào năm 2021 có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, vì việc lựa chọn phương hướng phát triển, và cùng với đó là năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong dài hạn, phần lớn phụ thuộc vào ban lãnh đạo mới của đất nước trong 5 năm tới.

Tìm hiểu về ưu và nhược điểm của việc chuyển giao sản xuất sang Việt Nam tại link: https://sptnkne.ws/CZNb.

Về các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong thời kỳ đại dịch, các bạn có thể đọc theo đường dẫn: https://sptnkne.ws/ChRz.

Thảo luận