Một người Việt Nam trở về từ Đức mắc Covid-19

Bản tin lúc 18 giờ ngày 21/11 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết Việt Nam vừa ghi nhận thêm 1 ca mắc Covid-19, được cách ly sau khi nhập cảnh.
Sputnik

Đã 80 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng

Theo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, tính từ 18 giờ ngày 20/11 đến 18 giờ ngày 21/11, Việt Nam ghi nhận thêm 1 ca mắc Covid-19 mới.

Việt Nam có phải là câu chuyện thành công về kinh tế duy nhất ở Đông Nam Á trong thời Covid-19?

Cụ thể, ca bệnh 1.306 là nam, 38 tuổi, quốc tịch Việt Nam; có địa chỉ tại quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 19/11, bệnh nhân từ Đức nhập cảnh tại sân bay Vân Đồn trên chuyến bay VN5036, được cách ly ngay tại tỉnh Quảng Ninh. Kết quả xét nghiệm ngày 20/11 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2.

Như vậy, đã 80 ngày liên tiếp (tính từ ngày 3/9 đến nay), Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 tại cộng đồng.

Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam là 1.306 ca, trong đó có 691 ca lây nhiễm trong nước.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 15.582 người, trong đó có 223 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 14.390 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và số còn lại cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Việt Nam ghi nhận thêm 16 ca mắc Covid-19 mới

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Việt Nam đã điều trị khỏi cho 1.142 ca mắc Covid-19, ghi nhận 35 ca tử vong. Ngoài ra, trong số các ca bệnh còn lại đang điều trị tại các cơ sở y tế, 25 ca đã có kết quả xét nghiệm từ 1 đến 3 lần âm tính với SARS-CoV-2.

Ngày 17/11, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi các nhà lãnh đạo Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ứng phó với dịch Covid-19 một cách mạnh mẽ hơn.

Ông Antonio Guterres nhấn mạnh, thế giới cần một sự lãnh đạo thống nhất để đương đầu với cuộc khủng hoảng dịch bệnh và phục hồi. Theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc, khủng hoảng dịch bệnh có nguy cơ đẩy thêm 115 triệu người vào cảnh đói nghèo cùng cực, trong khi số người bị đói có thể tăng lên tới hơn 250 triệu người.

Tổng thống Đức Frank Walter-Steinmeier đã kêu gọi Đức và châu Âu nên chia sẻ các loại vắc-xin tiềm năng với các nước nghèo hơn trong cuộc chiến chống Covid-19.

WHO: Tình trạng kháng thuốc kháng sinh nguy hiểm như đại dịch Covid-19

Theo thông tin từ TTXVN, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã coi tình trạng kháng thuốc kháng sinh là “một trong những mối đe dọa y học lớn nhất trong thời đại của chúng ta”. Ngày 20/11, phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh vấn đề này có thể không cấp bách như đại dịch Covid-19 nhưng cũng nguy hiểm không kém.

Thế giới vượt 50 triệu ca nhiễm Covid-19, Việt Nam thêm một ngày không có ca mắc mới

Tổng Giám đốc WHO cho rằng, tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang đe dọa an ninh lương thực, phát triển kinh tế và khả năng chống chọi với bệnh tật của thế giới. Theo WHO, kháng thuốc dẫn đến tăng chi phí điều trị, điều trị thất bại, bệnh nặng và có thể dẫn đến tử vong.

Được biết, WHO đang phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cùng Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) thành lập một nhóm công nhằm vận động hành động khẩn cấp để chống lại mối đe dọa trên. Tham gia nhóm công tác này sẽ người đứng đầu các chính phủ, giám đốc điều hành các công ty, và do Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina và Thủ tướng Barbados Mia Mottley đồng lãnh đạo.

Kháng thuốc xảy ra khi các loại vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng trở nên miễn dịch với các loại thuốc điều trị bệnh do chúng gây ra hiện nay, như thuốc kháng sinh, thuốc chống virus, thuốc chống nấm - các bệnh gây ra những vết thương nhỏ và nhiễm trùng thông thường nhưng lại có nguy cơ gây tử vong.

Tình trạng kháng thuốc đang ngày càng gia tăng trong những năm gần đây do sử dụng quá nhiều các loại thuốc trên ở người hoặc trong chăn nuôi.

Thảo luận