Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị thượng đỉnh G20 trực tuyến

Tham gia thảo luận tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh cần tăng cường phối hợp chính sách toàn cầu, đoàn kết hành động và đề cao hợp tác đa phương để đẩy lùi dịch Covid-19, trong đó đánh giá cao những kết quả quan trọng trong phòng chống dịch Covid-19 của các nước G20, nhất là thúc đẩy phối hợp chính sách vĩ mô trong phục hồi kinh tế.
Sputnik

Saudi Arabia kêu gọi hợp tác ứng phó với khủng hoảng Covid-19

Theo Bộ Ngoại giao, Hội nghị thượng đỉnh G20 trực tuyến diễn ra trong hai ngày 21-22/11/2020, đánh dấu lần thứ hai các lãnh đạo G20 họp trực tuyến trong năm nay.

Việt Nam được mời tham dự Hội nghị Ngoại trưởng G20 đặc biệt

Tham dự sự kiện có lãnh đạo cấp cao của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và khách mời (Thủ tướng Việt Nam và một số lãnh đạo các nước), cùng lãnh đạo các tổ chức quốc tế lớn như Liên hợp quốc (UN), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

Ngày 21/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo cấp cao các nước đã tham dự phiên thảo luận đầu tiên với chủ đề “Vượt qua đại dịch, phục hồi tăng trưởng và việc làm”. Được biết, đây là lần thứ ba Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị thượng đỉnh G20 kể từ năm 2017 (dự G20 tại Đức trên cương vị Chủ tịch APEC).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị thượng đỉnh G20 trực tuyến

Phát biểu khai mạc hội nghị, Quốc vương Saudi Arabia Salman bin Abdulaziz Al Saud cho rằng, đại dịch Covid-19 là cú sốc chưa từng có, ảnh hưởng tới toàn bộ thế giới chỉ trong thời gian ngắn, khiến cho nền kinh tế và xã hội toàn cầu bị thiệt hại nặng nề.

“Chúng ta sẽ nỗ lực hết mình vượt qua cuộc khủng hoảng này thông qua hợp tác quốc tế”.

Nhắc lại cam kết đóng góp 21 tỷ USD để hỗ trợ nỗ lực toàn cầu chống lại đại dịch, Quốc vương Saudi Arabia nhấn mạnh, G20 đã thực hiện các biện pháp chưa từng có để hỗ trợ kinh tế các nước thành viên bằng cách dành 11.000 tỷ USD hỗ trợ cho các doanh nghiệp và cá nhân.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: COVID-19 thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam

Theo Quốc vương, G20 phải giải quyết được những điểm yếu được bộc lộ do COVID-19 bằng cách nỗ lực bảo vệ tính mạng và sinh kế cho người dân. Mặc dù rất lạc quan về những tiến triển trong việc phát triển vaccine, thuốc đặc trị và các công cụ chẩn bệnh, G20 vẫn phải nỗ lực để tạo điều kiện cung cấp vaccine một cách bình đẳng và công bằng cho tất cả mọi người. Cùng lúc đó cũng phải chuẩn bị tốt hơn cho các đại dịch có thể bùng phát trong tương lai.

TTXVN cho biết, tại phiên thảo luận, các nhà lãnh đạo khẳng định lại các cam kết đã đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh G20 đặc biệt về Covid-19 ngày 26/3/2020, triển khai mọi biện pháp và nguồn lực cần thiết để bảo vệ mạng sống và sinh kế của người dân, phục hồi tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm; nhất trí bảo đảm vắc-xin và thuốc đặc trị Covid-19 được tiếp cận bình đẳng và với chi phí phù hợp; hoan nghênh các ngân hàng phát triển đa phương đã tăng cường hỗ trợ tài chính cho các nước ứng phó dịch Covid-19; cam kết tiếp tục triển khai Sáng kiến hoãn, giảm nợ cho các nước đang phát triển (DSSI) trong năm 2021.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị thượng đỉnh G20 trực tuyến

Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh vai trò của hệ thống thương mại đa phương trong thúc đẩy thương mại toàn cầu và phục hồi kinh tế, khẳng định ủng hộ chính trị thúc đẩy các cải cách cần thiết của WTO; tăng cường khả năng chống chịu của các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Lãnh đạo nhiều nước cũng đề cập vai trò quan trọng của kinh tế số trong ứng phó dịch Covid-19 và duy trì các hoạt động kinh tế; khẳng định vai trò quan trọng của kết nối và dòng dữ liệu tự do đi đôi với bảo đảm tin cậy trong phát triển kinh tế số.

Thủ tướng đề nghị G20 xây dựng thoả thuận sản xuất vắc-xin Covid-19

Tham gia thảo luận tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh cần tăng cường phối hợp chính sách toàn cầu, đoàn kết hành động và đề cao hợp tác đa phương để đẩy lùi dịch, trong đó đánh giá cao những kết quả quan trọng trong phòng chống dịch Covid-19 của các nước G20, nhất là thúc đẩy phối hợp chính sách vĩ mô trong phục hồi kinh tế. Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 đã cùng các nước ASEAN và đối tác đề cao tinh thần “gắn kết và chủ động thích ứng”, thực hiện mạnh mẽ các biện pháp ứng phó dịch Covid-19, phục hồi kinh tế, duy trì đà hợp tác xây dựng Cộng đồng ASEAN 2025.

Theo người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, để vượt qua đại dịch và phục hồi bền vững, cần chủ động thích ứng trong giai đoạn “bình thường mới”, triển khai đồng bộ và hài hoà phục hồi kinh tế đi đôi với bảo đảm phòng chống dịch.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam không thể thất bại trước Covid-19

Về hợp tác y tế, Thủ tướng nhấn mạnh, cần có cách tiếp cận bình đẳng và chi phí phù hợp với vắc-xin và thuốc đặc trị Covid-19, theo đó đề nghị các nước G20 xây dựng thoả thuận sản xuất vắc-xin với các đối tác trên toàn cầu thông qua chuyển giao công nghệ cùng với bảo hộ sở hữu trí tuệ, qua đó đẩy nhanh quá trình sản xuất và phân phối vắc-xin ở quy mô lớn.

Về kinh tế, Thủ tướng khẳng định vai trò quan trọng của tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư qua biên giới, duy trì các chuỗi cung ứng, nhất là các mặt hàng thiết yếu, thực phẩm, trang thiết bị y tế. Bên cạnh đó, ủng hộ hội nhập, tham gia thương mại đa phương dựa trên luật lệ, tự do, mở, công bằng, minh bạch và bao trùm với WTO là trung tâm; đề nghị G20 tiếp tục phát huy vai trò tiên phong trong hình thành các khung khổ, thoả thuận, quy tắc toàn cầu trong quản trị nền kinh tế số.

Ngày 22/11, các nhà lãnh đạo tiếp tục tham dự Phiên thảo luận thứ 2 của Hội nghị về chủ đề “xây dựng tương lai bền vững, bao trùm và có khả năng chống chịu”.

Thảo luận