Việt Nam ghi nhận thêm 1 ca nhập cảnh mắc Covid-19

Chiều 22/11, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cung cấp thông tin về 1 ca mắc mới, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Đến nay, đã 81 ngày Việt Nam không ghi nhận thêm ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Trong khi đó, tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp.
Sputnik

Biến động lớn trong số người cách ly phòng dịch Covid-19

Bản tin lúc 18 giờ ngày 22/11 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết Việt Nam ghi nhận thêm 1 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca mắc lên 1.307 trường hợp.

Một người Việt Nam trở về từ Đức mắc Covid-19

Cụ thể, ca bệnh 1.307 là nam, 29 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Ngày 19/11, bệnh nhân từ Philippines nhập cảnh Sân bay Cần Thơ trên chuyến bay VJ2527, được cách ly ngay tại tỉnh Tiền Giang.

Kết quả xét nghiệm ngày 21/11 tại Viện Pasteur TP.HCM cho thấy bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến Long Định, tỉnh Tiền Giang.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị – Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, hiện Việt Nam đã chữa khỏi cho 1.142 bệnh nhân mắc Covid-19. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) tại Việt Nam là 8.475 người, con số này giảm gần một nửa so với ngày hôm qua (21/11).

Tiểu ban Điều trị cũng cho biết, đến thời điểm này, cả nước không còn trường hợp bệnh nhân Covid-19 nào nặng. Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 là 11 ca; số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2 là 9 ca; số ca âm tính lần 3 là 5 ca.

Tổng số ca mắc Covid-19 trên thế giới đã vượt mốc 58 triệu

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8 giờ sáng 22/11 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 58.468.801 ca nhiễm SARS-CoV-2 gây bệnh dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

Sau COVID-19, Trung Quốc sẽ phục hồi nhanh hơn các nước Châu Á - Thái Bình Dương khác, Việt Nam sẽ đứng thứ hai

Mỹ là nước bị ảnh hưởng nhiều nhất với tổng số ca nhiễm chiếm 1/5 tổng số ca nhiễm toàn thế giới (hơn 12 triệu ca) và 261.760 ca tử vong. Sau Mỹ là Ấn Độ với 9.095.908 ca nhiễm và 133.263 ca tử vong. Brazil đứng thứ 3 với 6.052.786 ca nhiễm và 169.016 ca tử vong.
Tại Nam Mỹ, sau Brazil, các nước Argentina, Colombia đã ghi nhận hơn 1,2 triệu ca nhiễm và hơn 35.000 ca tử vong. Tại Peru, dù số ca nhiễm ít hơn nhưng tỷ lệ tử vong cao hơn. Hiện dịch đã cướp đi sinh mạng của hơn 35.500 người tại Peru. Toàn khu vực đã ghi nhận 10.676.271 ca nhiễm và 316.556 ca tử vong.

Hiện dịch tiếp tục diễn biến phức tạp tại Châu Âu, trong đó các nước như Nga, Pháp, Đức và Anh đều ghi nhận hàng chục nghìn ca mắc mới. Khu vực Châu Á, đứng thứ 2 sau Ấn Độ về số trường hợp mắc là Iran, sau đó là Iraq.

Châu Phi đã ghi nhận tổng cộng 2.069.852 ca nhiễm. Tuy nhiên, nếu xét tổng số ca nhiễm thì châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất, với 15.679.996 ca.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) từ Berlin, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã kêu gọi thế giới nỗ lực và hợp tác chặt chẽ hơn trong cuộc chiến chống Covid-19, trong đó có việc phân bổ vắc-xin phòng ngừa Covid-19.

WHO bình luận về sự xuất hiện chủng COVID-19 mới tại Việt Nam

Theo bà Merkel, chỉ với nỗ lực toàn cầu, thế giới mới có thể vượt qua được những thách thức lớn như đại dịch Covid-19. Để có thể kiểm soát đại dịch, cần tạo điều kiện để mọi quốc gia đều có thể tiếp cận vắc-xin với mức giá phải chăng.

Bà Angela Merkel kêu gọi củng cố Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và hỗ trợ thêm cho sáng kiến tiếp cận vắc-xin toàn cầu (COVAX) của Liên hợp quốc.

Mới đây, các nhà lãnh đạo G20 cũng cảnh báo tình trạng phục hồi kinh tế toàn cầu không cân bằng, không chắc chắn đi kèm với các nguy cơ ngày càng gia tăng đối với triển vọng kinh tế thế giới. Được biết, G20 cam kết đảm bảo để các nước nghèo có thể tiếp cận vắc-xin, thuốc điều trị và xét nghiệm phòng ngừa Covid-19.

Thảo luận