Thời kỳ khó khăn ở châu Âu kéo dài
Các doanh nghiệp buộc phải sử dụng đến các khoản vay và trái phiếu, vốn có nhờ sự bảo lãnh chính phủ và các ưu đãi từ ngân hàng trung ương. Các nhà phân tích dự báo khi sự hỗ trợ khủng hoảng này kết thúc, sẽ có nguy cơ dẫn đến một làn sóng vỡ nợ và phá sản. Tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng đến lĩnh vực ngân hàng và làm trầm trọng thêm suy thoái kinh tế.
Gánh nặng nợ nần có thể cản trở đầu tư và tạo việc làm trong nhiều năm tới. Theo các chuyên gia, chưa bao giờ có một cuộc khủng hoảng nào ở mức độ này với những rủi ro mang tính hệ thống. Các công ty trong Eurozone đã vay hơn 400 tỷ euro trong nửa đầu năm nay, so với 289 tỷ euro cho cả năm 2019.
Ủy ban châu Âu cảnh báo các khoản nợ có thể gặp nhiều thách thức, đặc biệt là trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng do đại dịch coronavirus. Các chuyên gia nhận định, trả nợ tích lũy trong thời kỳ đại dịch là vấn đề lớn thứ hai đối với các doanh nghiệp.
Tại sao nền kinh tế Mỹ gặp rủi ro?
Nền kinh tế Mỹ cũng đang bị đe dọa bởi cái gọi là các công ty xác sống, vốn đã tích lũy khoản nợ 1,4 nghìn tỷ USD. Trong số 3000 công ty đại chúng lớn nhất của đất nước, ít nhất 200 công ty đã gia nhập hàng ngũ thây «ma» kể từ khi đại dịch bắt đầu.