Chủ tịch Quốc hội nói gì về vụ bà Hồ Thị Kim Thoa bỏ trốn sang Pháp?

Liên quan đến vụ bà Hồ Thị Kim Thoa và công tác phòng chống tội phạm ở Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định lúc cựu Thứ trưởng Bô Công Thương Hồ Thị Kim Thoa đi nước ngoài (bà Thoa trốn truy nã sang Pháp) thì mới chỉ bị kỷ luật Đảng, bị cách chức, chứ chưa bị cấm xuất cảnh. Không phải khởi tố rồi để bà Thoa bỏ trốn.
Sputnik

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng trả lời cử tri Cần Thơ về vấn đề xâm nhập mặn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, quản lý ngân sách của thành phố, phát triển Cần Thơ theo Nghị quyết số 59 của Bộ Chính trị.

Cần Thơ chưa giàu, có tiền sao không dùng mà trả lại?

Như đã đưa tin, hôm nay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dành cả ngày làm việc tiếp xúc với các cử tri và nhân dân Cần Thơ, thông tin về kết quả Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV vừa qua.

Việt Nam lên tiếng về vụ bắt bà Hồ Thị Kim Thoa, chưa chúc mừng ông Joe Biden

Trong chiều nay, 24/11 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị thành phố Cần Thơ đã tiếp xúc cử tri đến từ các xã, thị trấn của huyện Phong Điền.

Cùng tiếp xúc với cử tri Phong Điền lần này với bà Nguyễn Thị Kim Ngân còn có Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ Trần Quốc Trung và Bí thư Thành ủy Cần Thơ Lê Quang Mạnh.

Phát biểu tại Hội nghị hôm nay, cử tri huyện Phong Điền đề cập đến dự án xây dựng bờ kè kết hợp công viên hai bên sông Cần Thơ từ quận Ninh Kiều đến huyện Phong Điền, mong muốn đẩy nhanh tiến độ dự án để phục vụ dân sinh và du lịch.

Cùng với đó, cử tri cũng quan tâm việc đảm bảo hiệu quả trong phòng chống tội phạm, chống tham nhũng, cải thiện và cải thiện cơ sở hạ tầng, giải pháp cho tình hình xâm nhập mặn, bảo hiểm y tế toàn dân.

Trao đổi với cử tri, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Dương Tấn Hiển thông tin về dự án xây dựng bờ kè kết hợp làm đường, công viên trên địa bàn huyện Phong Điền.

Vị lãnh đạo cho biết các gói thầu hiện nay đang triển khai khá nhanh. Ông Hiển khẳng định, lãnh đạo TP. Cần Thơ và cơ quan chức năng cố gắng muộn nhất là tháng 9/2022 sẽ triển khai xong, đảm bảo cơ sở hạ tầng phục vụ người dân.

Liên quan đến câu hỏi của cử tri Trần Hoàng Phú về việc có thông tin thành phố Cần Thơ trả lại 6.500 tỷ đồng cho Trung ương năm 2019 vì “không xài hết”.

“Nếu đúng là có chuyện này thì xin hỏi thành phố chưa giàu nhưng có tiền sao không sử dụng được?” cử tri chất vấn lãnh đạo Cần Thơ.

Vì sao Việt Nam đề nghị kỷ luật ông Nguyễn Văn Bình, khai trừ Đảng với bà Hồ Thị Kim Thoa?
Trả lời vấn đề này, đồng chí Dương Tấn Hiển, vừa qua, thành phố Cần Thơ trả lại kế hoạch vốn năm 2020 là do đây là nguồn vốn ODA đi vay rồi trả. Do triển khai một số dự án gặp khó khăn, nhu cầu thành phố không sử dụng hết nên đã trả lại. Nếu năm 2021 có nhu cầu thì thành phố lại đăng ký vay vốn ODA.

Phát biểu thể hiện quan điểm đồng tình với ý kiến trả lời của lãnh đạo thành phố về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết Cần Thơ hiện điều hành ngân sách theo đúng tinh thần Luật Ngân sách Nhà nước.

Giải đáp ý kiến của cử tri mong muốn xây cầu Văn Phú trên địa bàn huyện Phong Điền, lãnh đạo thành phố Cần Thơ cho biết nếu xây cầu Tây Đô sẽ kết nối đường 917, đường 918.

Do đó, dự án xây cầu Tây Đô sẽ phát huy tác dụng tốt hơn việc xây cầu Văn Phú và theo đúng theo quy hoạch phát triển Phong Điền, tránh lãng phí.

“Hội đồng Nhân dân thành phố sẽ xem xét chủ trương xây dựng cầu”, ông Dương Tấn Hiển khẳng định.

Chủ tịch Quốc Hội: Cần Thơ “đi nhanh, về sớm”

Phát biểu với cử tri huyện Phong Điền, sau khi lắng nghe lãnh đạo thành phố Cần Thơ trả lời người dân, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ, năm 2020 là năm cuối của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, năm cuối nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng.

“Đến nay, cả nước cơ bản kiểm soát được đại dịch Covid-19. Thiên tai xảy ra liên tiếp từ đầu năm đến nay gây thiệt hại nhiều về tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân”, Chủ tịch Quốc hội chia sẻ.

Mặc dù vậy, theo Chủ tịch Quốc hội, đứng trước những khó khăn, cả nước đã đồng lòng, nỗ lực đạt được kết quả tích cực.

Như thời gian qua, Chính phủ, các thể chế kinh tế và báo chí quốc tế khẳng định, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia ước đạt tăng trưởng dương trong năm 2020. Việt Nam cũng là quốc gia điểm sáng trong phòng chống đại dịch Covid-19.

Thời gian qua, Việt Nam cũng đã tổ chức thành công nhiều sự kiện với vai trò là nước chủ nhà ASEAN, AIPA.

Chủ tịch Quốc hội nói gì về vụ bà Hồ Thị Kim Thoa bỏ trốn sang Pháp?

Chủ tịch Quốc Hội cũng vui mừng thông báo với bà con rằng, đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu trên 5 triệu tấn gạo, duy trì 5 năm liền xuất khẩu cao hơn nhập khẩu.

Nhằm hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Chủ tịch Quốc hội cho biết Quốc hội, Chính phủ đã có những biện pháp hỗ trợ, tăng chi cho cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

“Mặc dù năm nay có giảm thu nhưng Nhà nước đã điều hành không giảm chi cho an sinh xã hội”, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nói.

Riêng đối với Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh năm 2020 là năm đầu tiên thành phố triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố giai đoạn 2020-2025.

Do đó, từng địa phương, từng xã cần cố gắng thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội mà Nghị quyết đã đề ra.

Liên quan đến ý kiến cử tri quan tâm hướng phát triển Cần Thơ theo Nghị quyết Nghị quyết số 59 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chủ tịch Quốc hội cho biết trên cơ sở định hướng trong Nghị quyết số 59, Đảng bộ thành phố đã thông qua Nghị quyết trong 5 năm tới cùng chương trình hành động.

“Vấn đề là thành phố cần xây dựng đề án, chương trình cụ thể hơn nữa. Nếu lãnh đạo thành phố chỉ đạo sớm thì Cần Thơ sẽ “đi nhanh về sớm” trong thực hiện các mục tiêu”, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội nói vụ bà Hồ Thị Kim Thoa

Đáng chú ý, tại Hội nghị hôm nay, ngoài vấn đề ngân sách thành phố, cử tri Trần Hoàng Phú cũng nêu vụ việc của cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa liên quan đến công tác phòng chống tội phạm ở Việt Nam.

Theo ông Phú đánh giá, thực tế, hiệu quả phòng chống tội phạm ở Việt Nam chưa cao. Điển hình như vụ của bà Thoa, báo chí phản ánh sai phạm, nhưng sau khi ra định cư ở nước ngoài, nữ cựu Thứ trưởng mới bị phát hiện có sai phạm và bị truy tố.

Hay như vụ của cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bí thư Thành ủy TP.HCM, cựu Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng, mãi khi đương chức Bí thư Thành ủy TP.HCM mới bị phát hiện có nhiều sai phạm.

“Vậy Quốc hội có biện pháp gì để thực hiện phòng chống tội phạm có hiệu quả, không để vi phạm lớn hơn”, cử tri Trần Hoàng Phú đặt vấn đề.

Về ý kiến cử tri nêu cần giải pháp hiệu quả hơn nữa trong phòng chống tội phạm, Chủ tịch Quốc hội cho biết Kỳ họp cuối năm, Quốc hội đã dành thời gian nghe báo cáo và thảo luận tại hội trường về nội dung này.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, theo đánh giá chung các cơ quan hữu quan là đã có những cố gắng trong hoàn thành nhiệm vụ. Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, đối với những vụ việc cụ thể mà cử tri nêu như sau khi khởi tố các vụ án mới phát hiện tội phạm, lúc đó công tác bắt giữ tội phạm cũng như thu hồi tài sản do phạm tội mà có gặp nhiều khó khăn.

Đối với trường hợp của cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, Chủ tịch Quốc hội cho biết, lúc đi nước ngoài, bà Thoa chưa bị cấm xuất cảnh mà mới chỉ bị kỷ luật Đảng, bị Thủ tướng cách chức Thứ trưởng Công Thương.

“Sau này mới khởi tố chứ không phải khởi tố rồi để bà (Hồ Thị Kim Thoa) trốn đi”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, ghi nhận ý kiến cử tri và cho biết vấn đề phát hiện kịp thời là rất quan trọng, đồng thời bày tỏ hy vọng các cơ quan hữu quan sẽ có những giải pháp hiệu quả hơn như đã báo cáo, đã hứa trước Quốc hội thời gian qua.

Trước đó, hồi tháng 7, Bộ Công an Việt Nam ra quyết định truy nã, quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra bị can đối với bà Hồ Thị Kim Thoa do bà đã bỏ trốn.

Cụ thể, hôm 11/7, khi Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố thì bà Thoa được xác định đang ở Pháp.

Xâm nhập mặn ở ĐBSCL: Việt Nam bị tác động từ thượng nguồn sông Mekong

Trả lời về vấn đề cử tri xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền quan tâm liên quan đến tình hình xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi có khoảng 20 triệu dân sinh sống, Chủ tịch Quốc hội cho biết là nước nằm ở hạ nguồn sông Mekong nên Việt Nam bị tác động từ thượng nguồn.

“Nước mặn đã lấn sâu hơn 100km vào đất liền khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tình hình nước biển dâng, xâm nhập mặn còn có nguyên nhân nữa là do biến đổi khí hậu”, lãnh đạo Quốc hội nêu rõ.

Về giải pháp, bà Ngân cho hay, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, có tính nhiều đến việc ứng phó với vấn đề này.

Thúc đẩy phát triển du lịch trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long

Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội cũng tin tưởng rằng các bộ ngành sẽ có những giải pháp cụ thể như dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn-Cái Bé để chống xâm nhập mặn và thoát lũ cho vùng đồng thời sản xuất nông nghiệp cũng cần thay đổi cơ cấu cây trồng để thích ứng.

Phát biểu với cử tri, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, Quốc hội rất quan tâm đến những vấn đề mà các cử tri quan tâm như: tình hình nước mặn tràn lên vùng nước ngọt, sạt lở bờ sông vùng Đồng bằng sông Cửu Long; tình trạng khai thác cát, khai thác rừng, sạt lở núi; bão lũ miền Trung và có những chỉ đạo kịp thời.

Cùng với đó, Quốc hội ban hành, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan, Chính phủ thực hiện làm sao để giảm bớt thiệt hại do tự nhiên và con người tác động đến.

Thảo luận