Máy bay do thám tư nhân trở lại châu Á

Gần đây, tờ South China Morning Post đăng tải bài viết dựa trên nguồn tin từ một cơ quan tư vấn của Bắc Kinh về việc Hoa Kỳ sử dụng máy bay của một công ty tư nhân để tuần tra Biển Đông.
Sputnik

Điều đó cho thấy rằng, Mỹ bắt đầu sử dụng những phương pháp đặc trưng cho cao điểm của cuộc Chiến tranh Lạnh hồi những năm 1960 và 1970, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nhận xét trong bài bình luận cho Sputnik về việc Mỹ đưa máy bay do thám tư nhân trở lại châu Á.

Mỹ điều máy bay B-52 bay gần các đảo ở Biển Đông

Trung tâm nghiên cứu Sáng kiến Thăm dò Tình hình Chiến lược biển Đông (SCSPI) đã xác định được ba chiếc máy bay thuộc công ty tư nhân thường xuyên bay qua Biển Đông, Hoàng Hải và Biển Hoa Đông, các máy bay này đóng tại các căn cứ không quân Mỹ trong khu vực.

Các chuyến bay có cường độ cao: chỉ riêng một chiếc máy bay trong số đó là Bombardier CL-604 thuộc công ty Tenax Aerospace đã thực hiện 139 chuyến bay trong thời gian từ tháng 3 đến ngày 11 tháng 11 năm 2020.

Công ty Tenax Aerospace cung cấp dịch vụ nào?

Tenax Aerospace là công ty chuyên cung cấp dịch vụ hàng không đặc biệt cho các cơ quan Hoa Kỳ, cả dân sự và quân sự. Trong số các dịch vụ này, ngoài vận tải hành khách và hàng hóa (thường và VIP) và chữa cháy, còn có việc thực hiện những chuyến bay quan sát và trinh sát.

Tức là, chúng tôi có thể ghi nhận rằng, Mỹ lại bắt đầu sử dụng các nhà thầu tư nhân để thực hiện các nhiệm vụ tình báo, điều này là điển hình đối với Hoa Kỳ.

Trong lĩnh vực tình báo, công ty Tenax Aerospace cung cấp các dịch vụ có sử dụng các hệ thống điện quang và các hệ thống tình báo điện tử phức tạp hơn. Để thực hiện các chuyến bay trinh sát, công ty sử dụng những chiếc máy bay cỡ nhỏ đã được trang bị lại. Mục tiêu của Mỹ khi sử dụng những máy bay với nhân viên dân sự có thể là tiết kiệm ngân sách và khắc phục tình trạng thiếu máy bay trinh sát trong Không quân Mỹ.

Nhật Bản và Hoa Kỳ lo ngại về tình hình ở Hoa Đông và biển Đông

Đồng thời, việc sử dụng những máy bay tư nhân tạo ra những điều kiện mới trong tình hình vốn đã căng thẳng trên vùng trời ở các vùng biển tiếp giáp với CHND Trung Hoa. Trung Quốc đã lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, một hệ thống tương tự có thể được tạo ra trên Biển Đông trong tương lai gần.

Trung Quốc thường đáp trả các chuyến bay do thám của nước ngoài dọc theo biên giới của mình bằng cách cử máy bay chiến đấu để đánh chặn hoặc hộ tống chúng. Có lẽ, điều tương tự cũng có thể xảy ra với máy bay trinh sát dân sự. Điều quan trọng là phi hành đoàn của các máy bay dân sự nên hiểu rõ về các quy trình liên quan mà các phi công quân sự phải làm để tránh sự cố nguy hiểm.

Đồng thời, có thể nhắc lại rằng, trong thời Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ đã sử dụng các công ty hàng không liên kết với CIA và Lầu Năm Góc để tiến hành nhiều hoạt động khác nhau ở Đông Nam Á. Ví dụ nổi tiếng nhất là Air America - hãng hàng không do CIA thành lập vào năm 1950 đã hoạt động cho đến năm 1976. Công ty đã thực hiện một loạt các nhiệm vụ, bao gồm các chuyến bay trinh sát và tuần tra, tiếp viện và vận chuyển trong các khu vực xung đột, và thậm chí đưa lính dù và sơ tán nhân viên do thám từ các vùng lãnh thổ nước ngoài.

Cuộc chiến săn ngầm ở Biển Đông: Mỹ dằn mặt Trung Quốc

Việc sử dụng máy bay tư nhân tạo ra những lựa chọn mới để tham gia vào cuộc xung đột, thực hiện chiến dịch bị giấu kín và bỏ qua các hạn chế pháp lý quốc tế hiện có. Như kinh nghiệm của Air America đã cho thấy, chính quyền có lợi khi thuê những công ty như vậy, bởi vì nếu nhân viên của công ty tư nhân bị thương khi thực hiện nhiệm vụ, thì người này không được quyền hưởng chế độ bồi thường trợ cấp như các quân nhân.

Sự cố với chiếc máy bay trinh sát của Mỹ ở vùng Biển Đông năm 2001

Sự cố nổi tiếng với máy bay trinh sát EP-3 của Mỹ trên Biển Đông vào tháng 4 năm 2001 cho thấy những mối đe dọa mà bất kỳ chuyến bay trinh sát nào cũng có thể gây ra. Khi đó, chiếc máy bay Mỹ bị hư hỏng do vụ va chạm với chiến đấu cơ Trung Quốc buộc phải hạ cánh khẩn cấp tại một căn cứ trên đảo Hải Nam của Trung Quốc, phi hành đoàn của nó đã bị bắt giữ. Vụ tai nạn này đã gây ra cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng. Cuối cùng, những căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc xung quanh vụ va chạm máy bay trên bầu trời đảo Hải Nam dần lắng dịu. Phía Trung Quốc đã đồng ý trao trả các thành viên phi hành đoàn trên chiếc EP-3, và các phần “chia nhỏ” của EP-3 đã được đưa về Mỹ. Khi đó trong mối quan hệ giữa hai nước không có những căng thẳng như hiện nay.

Trong tình hình hiện nay không thể loại trừ khả năng phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tương tự. Rất có thể Mỹ coi việc đưa những máy bay dân dụng và tư nhân vào vùng khủng hoảng là một phương án để giảm thiểu rủi ro. Mặt khác, báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc cho thấy rằng, các cơ quan chức năng của CHND Trung Hoa nhận rõ bộ mặt thật của thủ đoạn này và sẵn sàng đối phó những bất ngờ có thể xảy ra.

Thảo luận